Trước đó, tháng 11/2018, sau khi “đại án” Phạm Công Danh kết thúc, bản án tuyên SVĐ Chi Lăng là một trong các tài sản thế chấp tại ngân hàng TMCP Xây dựng VN (VNCB) mà công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh và Phạm Công Danh có nghĩa vụ liên đới bồi hoàn số tiền gần 4.000 tỷ đồng.

TP Đà Nẵng kiến nghị Thủ tướng cho phép chính quyền TP giữ lại toàn bộ diện tích sân Chi Lăng thông qua thi hành án bằng cách tự nguyện, thỏa thuận với bên được thi hành án.

{keywords}
SVĐ Chi Lăng chưa được lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết nên người nhận chuyển nhượng cũng không thể sử dụng đất

Cụ thể, TP Đà Nẵng sẽ chuyển trả toàn bộ tiền 1.251 tỷ đồng, là số tiền sử dụng đất các DN thực nộp vào ngân sách khi chuyển giao sân Chi Lăng.

TP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước cho phép Đà Nẵng thỏa thuận để thực hiện thay nghĩa vụ thi hành án nhằm chuộc lại sân Chi Lăng.

Không thể tham gia đấu giá

Tuy nhiên, ngày 20/6, Cục Thi hành án dân sự (THADS) Đà Nẵng có báo cáo gửi HĐND TP tại kỳ họp thứ 11 xem xét (dự kiến diễn ra từ 9-11/7).

Trong đó, trình bày vướng mắc trong việc THADS của vụ Phạm Công Danh và công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh liên quan đến sân Chi Lăng.

{keywords}
 

Cụ thể, sau 2 bản án của TAND TP.HCM và TAND cấp cao tại TP.HCM, Cục THADS TP Đà Nẵng tổ chức thi hành một phần quyết định của bản án nêu trên do Cục THADS TP.HCM ủy thác.

Qua đó, Cục THADS Đà Nẵng đã ra quyết định thi hành án theo đơn với số tiền hơn 3.946 tỷ đồng.

Tài sản thế chấp là 10 lô đất trong khu phức hợp sân Chi Lăng, tuy nhiên theo luật Đất đai năm 2003 thì sân này thuộc diện đất sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thời hạn sử dụng đất.

10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại khu phức hợp sân Chi Lăng được cấp năm 2011 với thời hạn sử dụng đất lâu dài là vi phạm pháp luật Đất đai về thời hạn sử dụng đất.

{keywords}
 

Theo quy định pháp luật về đất đai và kết luận của Thanh tra Chính phủ, Đà Nẵng phải thu hồi những giấy chứng nhận này để điều chỉnh thời hạn sử dụng đất phù hợp với quy định.

Ngoài ra, khu phức hợp sân mới được phê duyệt sơ đồ ranh giới, chưa được lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết nên người nhận chuyển nhượng cũng không thể sử dụng đất vì việc sử dụng đất bắt buộc phải phù hợp với quy hoạch.

Điều này dẫn tới việc các tổ chức, cá nhân không thể tham gia đấu giá để mua lại tài sản và làm cho việc xử lý tài sản kê biên để thi hành án không thực hiện được.

Năm 2010, UBND TP Đà Nẵng kêu gọi đầu tư dự án khu phức hợp thương mại dịch vụ trên diện tích sân Chi Lăng. TP cho rằng chỉ nhận được duy nhất 1 đề nghị đầu tư của công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh.

Ngay sau đó, UBND TP chỉ đạo các đơn vị lập thủ tục giao đất cho Thiên Thanh.

Ngày 4/11/2010 khi vừa được giao đất, Thiên Thanh liền đề nghị TP xé nhỏ diện tích đất, tách thửa cho các công ty thành viên. Chỉ 6 ngày sau, UBND TP liền chấp thuận đề nghị này.

Tập đoàn Thiên Thanh đã nhanh chóng phân tách sân Chi Lăng thành 14 lô đất, trong đó UBND TP đã cấp 10 bìa đỏ cho 10 công ty thành viên của Tập đoàn.

Các công ty này sau đó mang bìa đỏ đến ngân hàng thế chấp để vay tiền.

 

Đà Nẵng muốn chi ngàn tỷ chuộc sân Chi Lăng: Có trái luật?

Đà Nẵng muốn chi ngàn tỷ chuộc sân Chi Lăng: Có trái luật?

Số tiền 1.251 tỷ đồng mà Đà Nẵng dự tính chuộc sân Chi Lăng được cho là không phù hợp với pháp luật hiện hành.

Lê Bằng