Ngày 28/3, trả lời phỏng vấn về thông cáo ngày 20/3 của một số chuyên gia nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Dương Chí Dũng, Đại diện thường trực của Việt Nam bên cạnh Văn phòng Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, phản đối mạnh mẽ thông cáo này.

Đại sứ Dương Chí Dũng nêu rõ: "Thông cáo thể hiện sự không chuyên nghiệp, thiếu thiện chí, không khách quan, vô tư, không tuân thủ Quy tắc xử sự và Quy chế hoạt động của các Thủ tục đặc biệt khi đưa những thông tin và quan ngại không có cơ sở, cũng như đánh giá tiêu cực về việc cơ quan chức năng Việt Nam trao đổi với một số cá nhân về vụ việc".

{keywords}
Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva

Đại sứ khẳng định việc đối thoại giữa Chính phủ với cá nhân, tổ chức liên quan cũng như giữa Chính phủ với các cơ chế nhân quyền là nguyên tắc nền tảng trong hoạt động bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Chính phủ Việt Nam lấy làm tiếc về thái độ thiếu xây dựng của các chuyên gia trên.

Đại sứ nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người và nhất quán thể hiện thiện chí đối thoại và hợp tác với các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc. Chính phủ Việt Nam lấy làm tiếc vì thông cáo dựa trên thông tin một chiều, chưa kiểm chứng, thể hiện sự không khách quan, vô tư của các chuyên gia nói trên, trong khi Việt Nam đã và đang tích cực trao đổi về vụ việc.

Trước đó, tháng 11/2017, Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) và tổ chức phi chính phủ của Thụy Điển IPEN công bố một tài liệu cho rằng nữ công nhân Samsung bị ảnh hưởng sức khỏe do điều kiện lao động không đảm bảo. Samsung phản đối nội dung tài liệu xây dựng trên kết quả phỏng vấn chỉ 45 trên tổng số hơn 100.000 lao động của Samsung tại Việt Nam, nêu quan ngại về tính khoa học, khách quan của tài liệu này.

Sau khi tài liệu được công bố, tháng 11/2017, Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh hai lần mời Samsung Bắc Ninh và CGFED, IPEN gặp để trao đổi trực tiếp về thông tin trong tài liệu. Hai tổ chức này không cử đại diện dự họp.

Năm 2017, Bộ LĐTB&XH phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức thanh tra trực tiếp 216 doanh nghiệp trong ngành điện tử, trong đó có Samsung Bắc Ninh (tháng 9/2017) và Thái Nguyên (tháng 7/2017). Kết luận thanh tra được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

Tháng 10/2017, báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động của Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật sức khỏe và môi trường nhận định các chỉ tiêu về môi trường lao động tại nhà máy Samsung Bắc Ninh nằm ở mức giới hạn cho phép, khuyến nghị các biện pháp nhằm tiếp tục cải thiện và minh bạch điều kiện môi trường làm việc.

Việt Nam phản ứng báo cáo nhân quyền 2016 của Mỹ

Việt Nam phản ứng báo cáo nhân quyền 2016 của Mỹ

Ông Lê Hải Bình nói Báo cáo nhân quyền thường niên 2016 của Mỹ có một số nhận định thiếu khách quan, không phản ánh đúng tình hình thực tế tại VN.

Đối thoại nhân quyền Việt Nam - Thụy Sỹ

Đối thoại nhân quyền Việt Nam - Thụy Sỹ

Vòng 14 đối thoại nhân quyền thường niên giữa Việt Nam và Thụy Sỹ vừa diễn ra tại Bern.

Việt Nam bác bỏ thông tin thiếu khách quan của Cao ủy Nhân quyền LHQ

Việt Nam bác bỏ thông tin thiếu khách quan của Cao ủy Nhân quyền LHQ

Đây là các thông tin không chính xác, thiếu khách quan, không được kiểm chứng của Người Phát ngôn của Cao uỷ Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Theo TTXVN