Lệnh cấm phi pháp, đơn phương nói trên được áp dụng từ 12h ngày 1/5 đến 12h ngày 16/8. Phạm vi cấm đánh bắt trải dài từ vùng biển phía bắc Biển Đông đến 12 độ vĩ Bắc, bao gồm một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngoài ra, còn có bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép sau cuộc đối đầu với tàu Philippines vào năm 2012.

Theo Tân Hoa xã, các tàu hải cảnh và lực lượng kiểm tra nghề cá của Trung Quốc đã được triển khai để giám sát việc thực thi lệnh cấm. Hãng này cho biết, hơn 50.000 tàu cá sẽ phải ngừng hoạt động trong vòng 3 tháng rưỡi.

Từ năm 1999, Trung Quốc bắt đầu đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm ở Biển Đông, bất chấp sự phản đối của nhiều quốc gia trong khu vực.

Gần đây, Trung Quốc liên tiếp có những hành động khiêu khích tại vùng biển này như ngang ngược lập quận kiểm soát phi pháp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Nước này cũng ngang ngược công bố cái gọi là “danh xưng tiêu chuẩn” của 25 đảo, đá và 55 thực thể địa lý dưới biển ở Biển Đông, trong đó có các thực thể nằm trong quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, thậm chí cả những bãi cạn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Thái An

Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc dùng áp lực quân sự, ép buộc láng giềng ở Biển Đông

Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc dùng áp lực quân sự, ép buộc láng giềng ở Biển Đông

 Trung Quốc đang sử dụng áp lực quân sự và ép buộc các nước láng giềng tại Biển Đông, thậm chí đâm chìm một tàu cá Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo lên tiếng.