XEM CLIP:

Thượng tá Trần Ngọc (nguyên Chủ nhiệm Nhà văn hóa Quân khu 5), đã dành gần như cả cuộc đời để vẽ Bác Hồ.

Sinh ra tại xã Yên Phú, huyện Yên Định, Thanh Hóa, năm 1966, theo tiếng gọi của Tổ quốc, chàng trai 20 tuổi Trần Ngọc xung phong nhập ngũ vào chiến trường miền Nam.

Nơi ông Ngọc khoác áo lính đầu tiên là ở Trung đoàn 53 cơ động mở đường 20 Quyết thắng (đường Hồ Chí Minh) ở Quảng Bình.

{keywords}
 

Trong hành trình công tác để huấn luyện, chuẩn bị vào chiến trường B1 chiến đấu cũng là lúc ông nghe tin Bác Hồ ra đi mãi mãi. Ông cùng đồng đội vẫn nén nỗi buồn, quyết chiến đấu để không phụ lòng mong mỏi và lời dặn của Bác. Trần Ngọc bắt đầu vẽ và sáng tác các giai điệu về Bác Hồ.

Dù chưa từng được gặp Bác Hồ nhưng ông tìm hiểu hàng ngàn tư liệu, từ sách, báo, tạp chí, phim ảnh để thể hiện Bác với góc nhìn tươi mới, sinh động nhất.

Ông Ngọc chia sẻ: “Trong chiến đấu rất khó để vẽ nhưng vì lòng say mê, tôn kính Bác nên tôi vượt lên gian khó để có những bức chân dung Bác, khích lệ đồng đội chiến đấu".

{keywords}
Thượng tá Trần Ngọc 

Năm 1970, chuẩn bị cho đại hội thi đua Trung đoàn 20, ông cùng các chiến sĩ vẽ chân dung Bác Hồ và chiến sĩ gùi thồ tải đạn. Các bức chân dung của Bác Hồ lúc đó rất hiếm có khổ lớn, nên việc chiến sĩ Trần Ngọc vẽ chân dung Bác được mọi người ủng hộ nhiệt tình.

“Khó khăn nhất khi vẽ chân dung của Bác là ở đôi mắt và đôi môi. Để vẽ được cặp mắt tươi tắn, dịu hiền, đôi môi không sậm màu đòi hỏi bỏ ra nhiều công sức, nắn nót từng li, từng tí”, ông Ngọc chia sẻ.

Chiếc cọ vẽ và những tờ giấy trắng đã đi theo chàng bộ đội Trần Ngọc suốt những năm kháng chiến. Vẽ về Bác là một niềm động lực góp phần cổ vũ tinh thần giúp các chiến sĩ chiến đấu, gùi thồ.

{keywords}
Ký họa Bác Hồ chưa đến 5 phút

Đại tá, nhà văn Đỗ Viết Nghiệm, nguyên trưởng đại diện văn phòng phía Nam của tạp chí Văn nghệ quân đội chia sẻ: “Năm 1975, quân ta ào ạt tiến vào Quảng Nam. Về Thăng Bình, anh Trần Ngọc tranh thủ vẽ chân dung Bác Hồ trên một tấm ván ép chiến lợi phẩm khổ 1,2x2,4m. Người dân vây kín xem anh vẽ mà trầm trồ thán phục".

Vẽ Bác vì thế hệ mai sau

Sau ngày thống nhất đất nước, Thượng tá Trần Ngọc về công tác tại Phòng Tuyên huấn, Cục Chính trị Quân khu 5. Ông chịu trách nhiệm trang trí hình thức, tuyên truyền phục vụ tất cả các lễ hội lớn do Quân khu tổ chức.

{keywords}
 

Từ đại hội Đảng, đại hội thi đua, hội thao quốc phòng, hội diễn văn nghệ đến các ngày lễ kỷ niệm lớn của cả nước, kể cả việc trang trí đón tiếp các đoàn khách quân dự và dân sự nước ngoài đến Đà Nẵng từ năm 1975 đến 1985 đều do ông Ngọc đảm nhiệm.

Thượng tá Ngọc bồi hồi nhớ lại: “Có nhiều lần vừa treo khẩu hiệu cắt dán giấy lên buổi sáng thì buổi chiều mưa gió ập đến làm hư hỏng hàng chục tấm băng rôn khẩu hiệu, tranh cổ động ngoài trời. Thế là tôi phải thức trắng đêm để cùng anh em cắt, dán lại”.

Năm 1997, ông Ngọc lâm bệnh nặng, phải cắt bỏ ¾ dạ dày và truyền hóa chất dài ngày. Sợ sức khỏe không đảm bảo nên ông quyết định vẽ tấm chân dung Bác Hồ cuối cùng để chia tay các đồng đội trong Quân khu vào năm 1998.

{keywords}
Bức ảnh của ông trước khi về hưu

Bức tranh Bác Hồ đang vẫy tay chào được ông vẽ trong gần một tuần lễ trên khổ 2,2x4m. Vì sức khỏe không cho phép nên ông phải đặt khung tranh giữa sàn nhà để vẽ.

Với ông, việc vẽ chân dung Bác Hồ giúp cho các thế hệ sau dễ dàng hình dung, đồng thời hiểu hơn về cuộc đời cũng như nhân cách cao quý của vị cha già vĩ đại của dân tộc.

{keywords}
 

Trong buổi nói chuyện, ông mang giấy bút ra ký họa Bác chưa đến 5 phút làm chúng tôi hết sức ngạc nhiên.

Hình ảnh của Bác đã khắc sâu vào tâm trí của ông mà bất kể lúc nào, bất kể nơi đâu ông cũng có thể vẽ được. 

Ông tâm sự: “Tôi mong một số thơ ca và hình ảnh tôi vẽ Bác Hồ sẽ được giới thiệu, trình bày trước công chúng và lưu lại cho con cháu sau này”.

{keywords}
 
Ngắm chân dung Bác Hồ được vẽ bằng máu

Ngắm chân dung Bác Hồ được vẽ bằng máu

Triển lãm chuyên đề "Đi qua cuộc chiến" được tổ chức sáng nay tại Hà Nội với nhiều hiện vật gắn với những câu chuyện xúc động.

Công Sáng