Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang diễn biến phức tạp, Thủ tướng vừa có công điện về việc tăng cường công tác phòng chống SXH.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh SXH đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, Việt Nam nằm trong khu vực lưu hành và chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh SXH. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 58.000 trường hợp mắc SXH, trong đó có hơn 49.000 trường hợp nhập viện và 17 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2016 số nhập viện tăng 11,2%, số tử vong tăng 3 trường hợp. 

Nhiều tỉnh, TP có số mắc cao và dịch bệnh đang có nguy cơ lan rộng, nhất là: TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Trà Vinh, Cà Mau, Tây Ninh, Sóc Trăng, Tiền Giang, Nam Định.

Nguyên nhân của sự gia tăng dịch bệnh thời gian qua là do mùa hè đến sớm, nhiệt độ trung bình tại hầu hết các khu vực cao hơn những năm trước, dẫn đến muỗi truyền bệnh SXH phát triển mạnh. Tập quán tích trữ nước của người dân chưa có thay đổi đáng kể; tốc độ đô thị hóa nhanh, môi trường tại các công trình xây dựng, nhà trọ chưa được quan tâm xử lý đúng mức dẫn đến phát sinh các ổ lăng quăng (bọ gậy) của muỗi truyền bệnh. Sự chủ động, tham gia của người dân và các ban, ngành đoàn thể trong công tác phòng, chống dịch bệnh tại một số địa phương chưa cao; biện pháp phun hóa chất và diệt lăng quăng ở khu vực thành thị gặp nhiều khó khăn, không triệt để; nhiều địa phương chậm trễ trong việc cấp kinh phí cho công tác phòng, chống.

Để chủ động ngăn chặn không để dịch bệnh SXH lan rộng, kéo dài, Thủ tướng yêu cầu:

UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ chỉ đạo các cấp chính quyền và các sở, ban, ngành đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân triển khai quyết liệt chiến dịch diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn, đặc biệt tại các công trường xây dựng, nhà trọ; phân công cụ thể nhiệm vụ cho chính quyền các cấp về phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn. Chỉ đạo giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện, tổ chức cấp cứu điều trị người bệnh kịp thời. Tăng cường kiểm tra, giám sát các điểm nguy cơ về dịch bệnh trên địa bàn; xử phạt các tổ chức, cá nhân không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định. Bố trí kinh phí kịp thời cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc TƯ chỉ đạo quyết liệt và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về công tác phòng, chống dịch SXH trên địa bàn.

Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các địa phương về giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch, các biện pháp dự phòng và điều trị bệnh SXH; tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về công tác chẩn đoán, điều trị; bảo đảm đủ phương tiện, vật tư, trang thiết bị, sẵn sàng tổ chức thu dung cấp cứu, điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong.

Bộ TT&TT,  Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan báo chí phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình dịch bệnh và các biện pháp để người dân chủ động, tích cực việc phòng chống; đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị khi có dấu hiệu mắc bệnh.

Bộ GD&ĐT chỉ đạo các Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục huy động giáo viên, học sinh, sinh viên tích cực tham gia diệt lăng quăng (bọ gậy) tại gia đình và cộng đồng.

Bộ Tài chính bố trí đủ kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Đề nghị UB TƯ MTTQ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, TƯ Hội LHPN Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chỉ đạo các cấp cơ sở chủ động thực hiện và tích cực vận động người dân tham gia phòng, chống dịch bệnh SXH, đặc biệt là diệt lăng quăng (bọ gậy).

Bộ Y tế chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện.

Cả làng ở Hà Nội quay cuồng với đại dịch sốt xuất huyết

Cả làng ở Hà Nội quay cuồng với đại dịch sốt xuất huyết

Người dân thôn Trinh Lương (Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội) đang sống trong bất an, lo sợ vì hầu như nhà nào cũng có người mắc sốt xuất huyết.

Đại dịch sốt xuất huyết: phải đọc để bảo vệ gia đình

Đại dịch sốt xuất huyết: phải đọc để bảo vệ gia đình

7.700 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội từ đầu năm đến nay là một con số đáng báo động. Không thể bỏ qua bài viết này nếu bạn muốn bảo vệ mình và gia đình khỏi đại dịch đáng sợ này! 

Sốt xuất huyết tăng cao, bệnh nhân doạ ‘tính sổ’ với BV

Sốt xuất huyết tăng cao, bệnh nhân doạ ‘tính sổ’ với BV

Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới chia sẻ, có trường hợp sốt xuất huyết nhẹ, BS tư vấn về nhà theo dõi liền bị bệnh nhân vác gậy đuổi, thậm chí doạ sẽ tính sổ với BV.

Vào viện tươi tỉnh, 3 tiếng sau chết đột ngột vì... muỗi đốt

Vào viện tươi tỉnh, 3 tiếng sau chết đột ngột vì... muỗi đốt

Bác sĩ từng chứng kiến bệnh nhân sốt xuất huyết ngày thứ 3 vào viện tươi tỉnh nhưng 3 tiếng sau chết đột ngột do chảy máu não không thể can thiệp được gì.

Báo động: Sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng vọt 4 lần

Báo động: Sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng vọt 4 lần

Sốt xuất huyết tại Hà Nội đến sớm hơn 3 tháng, số ca mắc đã lên tới gần 4.000 ca, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2016.

Theo VGP