Thủ tướng vừa có công điện yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó mưa lũ tại các tỉnh Bắc Bộ.

Những ngày qua, tại các tỉnh miền núi Bắc Bộ đã xảy ra mưa lớn kéo dài trên diện rộng gây ngập lụt cục bộ, sạt lở đất, sập đổ nhà, tắc nghẽn, chia cắt giao thông tại một số khu vực, thiệt hại về tính mạng, tài sản, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, nhất là tại các tỉnh Thái Nguyên, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình.

{keywords}
Ảnh:

Hiện nay, chuẩn bị bước vào thời kỳ mưa lũ chính vụ ở Bắc Bộ, thời gian tới mưa, lũ có thể sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Để chủ động ứng phó mưa lũ diễn biến bất thường, hạn chế thiệt hại, Thủ tướng yêu cầu:

UBND các tỉnh

Tiếp tục chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả đợt mưa lũ vừa qua, tập trung tổ chức tìm kiếm người còn mất tích, thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại; cứu trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho các hộ có nguy cơ thiếu đói, nhất là các hộ bị mất nhà cửa, không để người dân bị đói.

Tổ chức kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất khi mưa lũ, cảnh báo cho chính quyền và các hộ dân biết, chủ động di dời đến nơi an toàn hoặc có phương án sơ tán khi xảy ra mưa lớn để bảo đảm an toàn tính mạng.

Chủ động bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn tại các khu vực nước ngập sâu, chảy xiết khi có mưa lũ, nhất là tại các ngầm, tràn.

Huy động lực lượng hỗ trợ Nhân dân dựng lại nhà cửa, dọn vệ sinh môi trường, chỉ đạo lực lượng y tế cơ sở sẵn sàng triển khai công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau khi lũ rút.

Bộ NN&PTNT chỉ đạo cơ quan chức năng và các địa phương theo dõi chặt chẽ, vận hành an toàn hồ đập thủy lợi, đê điều; triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất nông nghiệp khi mưa lũ.

Bộ Công Thương theo chức năng quản lý nhà nước được giao chủ động theo dõi, chỉ đạo vận hành an toàn các hồ đập thủy điện và hệ thống điện.

Bộ GTVT chỉ đạo các cơ quan chức năng và đơn vị trực thuộc chủ động bố trí vật tư, phương tiện tại các khu vực xung yếu có nguy cơ sạt lở, chia cắt khi mưa lũ để kịp thời khắc phục các sự cố, bảo đảm giao thông trên các tuyến quốc lộ, hỗ trợ địa phương khắc phục sự cố trên các trục giao thông chính.

Bộ TN&MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, dự báo, thông tin kịp thời đến các cơ quan chức năng và địa phương biết để chủ động chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó.

Các cơ quan báo chí Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở TƯ và địa phương tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống mưa lũ, thiên tai.

Ban Chỉ đạo về phòng chống thiên tai theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, kịp thời chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai ứng phó theo cấp độ rủi ro thiên tai; chỉ đạo vận hành an toàn các hồ chứa thủy điện lớn trên hệ thống sông Hồng theo nhiệm vụ được giao tại Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, góp phần phòng, chống lũ cho hạ du.

Chạy nửa cây số theo thi thể nạn nhân bị lũ cuốn

Chạy nửa cây số theo thi thể nạn nhân bị lũ cuốn

Khoảng 11h trưa nay, tại bản Mấn 2, xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu lại có thêm một trường hợp bị lũ cuốn trôi do lội qua suối khi lũ đang về. 

Thêm 1 người bị lũ cuốn mất tích ở Điện Biên

Thêm 1 người bị lũ cuốn mất tích ở Điện Biên

Một người dân bị nước cuốn trôi mất tích khi lội qua suối Huổi Sái Lương, xã Quảng Lâm, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Mưa lũ ở Lai Châu: Hàng nghìn dân bị cô lập

Mưa lũ ở Lai Châu: Hàng nghìn dân bị cô lập

Mưa lũ làm lật cầu treo nên hơn 300 hộ dân với trên 1.500 khẩu ở một số bản của tỉnh Lai Châu bị cô lập hoàn toàn.

3 người chết, hàng chục tỷ cuốn phăng theo mưa lũ

3 người chết, hàng chục tỷ cuốn phăng theo mưa lũ

Mưa lớn kéo dài trên diện rộng ở Lai Châu khiến 3 người chết và mất tích, ước tính thiệt hại trên 30 tỷ đồng.

Theo VGP