Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào sáng 28/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giới thiệu chuyên đề về Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030 và Phương hướng, nhiệm vụ 5 năm tới (2021-2025).

Theo người đứng đầu Chính phủ, sau 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; thế và lực lớn mạnh hơn nhiều, quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên; có nhiều kinh nghiệm quý trong thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.

{keywords}
Ủy viên Bộ Chính trị , Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Khái quát một số kết quả nổi bật của nền kinh tế trong nhiệm kỳ Đại hội XII, Thủ tướng cho biết, năm 2020, GDP bình quân đầu người của nước ta đạt trên 3.500 USD.

Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất thế giới. Độ mở cửa nền kinh tế đạt khoảng 200% GDP, là một trong những nước có độ mở cao nhất thế giới.

Về chỉ số quyền lực trong Châu Á, xếp hạng Việt Nam năm 2020 tăng từ 13 lên 12/26 quốc gia, vùng lãnh thổ.

{keywords}
 

Còn biểu hiện cơ chế xin cho, “tư duy nhiệm kỳ”

Bên cạnh đó, Thủ tướng nhìn nhận, nền kinh tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế, tiềm ẩn nhiều rủi ro; trình độ khoa học công nghệ, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; tăng trưởng GDP có xu hướng chững lại, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu. Tình trạng thất thoát đất đai sau 35 năm đổi mới và nhất là trong 10 năm trở lại đây còn rất lớn…

Đặc biệt, đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới, có thể tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực trong thời kỳ đầu thực hiện chiến lược phát triển KT-XH đất nước.

{keywords}
Hội nghị được kết nối với 7.439 điểm cầu từ Trung ương tới cơ sở trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 959 nghìn cán bộ, đảng viên.

Trong các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại này, Thủ tướng chỉ rõ, phương thức lãnh đạo quản lý xã hội ở nhiều nơi, nhiều chỗ chưa thực sự phù hợp, hiệu lực, hiệu quả.

Đáng chú ý là còn biểu hiện cơ chế xin cho, “tư duy nhiệm kỳ”, “lợi ích nhóm”. Năng lực, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong nhiều trường hợp chưa cao, thiếu chặt chẽ.

Trong khi đó, kỷ cương phép nước chưa nghiêm; tham nhũng, tiêu cực vẫn còn, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh: “Trong khó khăn thách thức, chúng ta phải đổi mới tư duy phát triển, thay đổi cách làm”.

Trong đó, cần đẩy mạnh cải cách thể chế, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thực hiện quyết liệt chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng quy mô lớn, đẩy mạnh tiêu dùng nội địa, giải quyết việc làm.
 
Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến việc phải phát huy mạnh mẽ vai trò của của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu, thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, phát triển mạnh mẽ thị trường nội địa. Từng bước hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới.
 
Tập trung khắc phục hiệu quả tác động của đại dịch Covid-19, xây dựng các mô hình mới, tận dụng tốt các cơ hội chuyển dịch đầu tư khu vực và toàn cầu.

“Với niềm tin và khát vọng vươn lên mạnh mẽ của toàn dân tộc, Việt Nam cần nhanh chóng bứt phá, rút ngắn khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới, nỗ lực phấn đấu hướng tới mục tiêu sớm trở thành nước thu nhập trung bình cao”, Thủ tướng nêu quyết tâm.

Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Trong 5 quan điểm phát triển được người đứng đầu Chính phủ nêu ra có lưu ý đến việc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng sức mạnh nội sinh quan trọng; phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước…

Điều này cũng được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ 3 thành tố trọng tâm trong chiến lược phát triển đất nước trong thời gian tới.

Thứ nhất, động lực và tinh thần quyết tâm: Khơi đậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại.

Thứ hai, cách thức và phương tiện chủ yếu là: Huy động mọi nguồn lực phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, và chuyển đổi số.

Thứ 3 về mục tiêu phấn đấu: Phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Theo người đứng đầu Chính phủ, cán bộ đảng viên đều có nguyện vọng đưa đất nước tiến bước. Đây là truyền thống quý, không chịu đói nghèo, không chịu tụt hậu, không chịu thua kém. Tất cả điều đó cũng là sự hiện thực hóa ước nguyện của Bác, đưa dân tộc Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu và mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. 

"Áp lực đối với chúng ta là liên tục tăng trưởng cao. Các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc có 2-3 thập niên liền liên tục tăng trưởng cao. Việt Nam hoàn toàn có khả năng tăng trưởng cao, nếu không có biện pháp để tăng trưởng cao thì sẽ tụt hậu, không phát triển bền vững, nghèo, thu nhập thấp, lạc hậu", Thủ tướng nhấn mạnh.

Vì vậy, người đứng đầu Chính phủ lưu ý, chúng ta phải đi trước đón đầu, quyết tâm chính trị cao, ý chí dân tộc và khát vọng phát triển trong mọi người dân, cơ sở trong thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu. 

{keywords}
Trích Nghị quyết Đại hội XIII

Thu Hằng

570 chuyến “lên rừng, xuống biển” của Thủ tướng, Phó Thủ tướng

570 chuyến “lên rừng, xuống biển” của Thủ tướng, Phó Thủ tướng

Giai đoạn 2016 - 2020, lãnh đạo Chính phủ đã thực hiện 570 chuyến công tác “lên rừng, xuống biển” làm việc với địa phương, cơ quan, đơn vị cơ sở, chỉ đạo cụ thể, kịp thời tháo gỡ nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách.