- Thủ tướng lưu ý, mỗi người cần nâng cao sức đề kháng, những hiểu biết về mạng xã hội để ứng phó với các thông tin.

Đại hội công đoàn VN: 83 đoàn ĐB thảo luận công tác nhân sự
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Bộ sẵn sàng ra tòa vì người lao động

Chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động và các đại biểu dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 12 về chủ đề “Công đoàn Việt Nam đồng hành với Chính phủ nâng cao năng lực canh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước”.

{keywords}
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Lao Động

Phát biểu mở đầu, Thủ tướng chia sẻ, đồng hành tức là chúng ta cùng đi, cùng bước, như người ta thường nói “muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì phải cùng đi”.

“Nhìn nhận của các đồng chí về thời cơ và thách thức đối với nước ta trong 5 đến 10 năm tới là gì?.

Các đồng chí có nhận xét gì về công tác điều hành của Chính phủ trong thời gian qua, cụ thể là từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Các đồng chí có hiến kế gì cho Chính phủ để công tác chỉ đạo điều hành tốt hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới?.

Công đoàn đã thực hiện nhiệm vụ đại diện, chăm lo lợi ích và bảo vệ quyền lợi người lao động như thế nào để họ yên tâm làm việc, công tác, đóng góp cho cơ quan, doanh nghiệp?...”, Thủ tướng nêu các câu hỏi để các đại biểu trao đổi.

Ông Trần Quang Huy - Chủ tịch Công đoàn Công thương trả lời, trong nhiệm kỳ Chính phủ này, Chính phủ và Thủ tướng đã đề cao quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, đồng thời  khơi dậy tinh thần khởi nghiệp - đây là động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Ông Huy cũng cho rằng đang có những thách thức như việc đối mặt với nguy cơ lỡ nhịp với đoàn tàu Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Việt Nam có nguy cơ không vượt qua được bẫy thu nhập trung bình hay việc phải giải quyết việc khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng cùng nguy cơ bất ổn xã hội.

Chủ tịch Công đoàn Công thương đề xuất với Thủ tướng một số ý kiến như tiếp tục xây dựng Chính phủ kiến tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước; Ưu tiên đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao…

Đến lúc phải xử nghiêm những sai phạm trên không gian mạng

ĐB Phạm Quân Ca - công nhân công ty TNHH sản xuất phanh Nissin Việt Nam, LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc trao đổi ý kiến với các lãnh đạo Chính phủ:

“Chính phủ sẽ có giải pháp gì để ngăn chặn tình trạng thông tin không chính xác, bịa đặt và những lời kêu gọi trái pháp luật đối với công nhân tràn lan trên mạng xã hội như trong thời gian vừa qua để công nhân yên tâm làm việc, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước?”.

Trả lời vấn đề này, quyền Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, câu chuyện mạng xã hội là chủ đề rất nóng. Việc đầu tiên mà cần quan tâm là câu chuyện chính danh trên mạng xã hội.

{keywords}
Quyền Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trả lời câu hỏi của đại biểu. Ảnh: Lao Động

Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, việc có nhiều các thông tin sai lệch, thông tin giả có lý do là nhiều người tham gia mạng xã hội không chính danh. Hiện nay về mặt quản lý nhà nước đang hoàn thiện khung pháp lý cũng như làm việc với công ty cung cấp dịch vụ để những người tham gia mạng xã hội phải chính danh.

"Có lẽ đã đến lúc ta phải xử nghiêm những sai phạm trên không gian mạng" - quyền Bộ trưởng nhấn mạnh.

“Không gian mạng như một môi trường, nếu thông tin tốt nhiều thì tỷ lệ xấu sẽ nhỏ đi.

Về phía công đoàn cũng nên chủ động đưa thông tin chính thống ra. Mỗi khu công nghiệp cần có 1 fanpage để đưa thông tin chính thức của công đoàn”, quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Quyền Bộ trưởng cũng khẳng định, chúng ta chắc chắn phải có trung tâm an toàn thông tin về không gian mạng. Việc này Thủ tướng đã giao Bộ TT&TT triển khai và đã triển khai bước đầu, có thể giám sát, đánh giá những thông tin sai lệch, độc hại trên không gian mạng.

Nói thêm vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, mỗi người cần đề cao phẩm chất, nâng cao sức đề kháng của mình, những hiểu biết về mạng xã hội để ứng phó với các thông tin trên đó.

Nâng cao ý thức kỷ luật

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, chúng ta cần nhận rõ những khó khăn, thách thức, nguy cơ để dũng cảm vượt qua bằng tinh thần, trí tuệ Việt Nam.

“Làm thế nào để đất nước ta nâng cao được năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững.

Làm gì để người dân nói chung, trong đó có công nhân lao động không còn khó khăn, vất vả, không còn nghèo nàn và lạc hậu là những câu hỏi lớn canh cánh trong lòng bao người dân Việt Nam yêu nước.

Là người đứng đầu Chính phủ, câu hỏi đó với cá nhân tôi càng thiết tha, thúc giục biết nhường nào”, Thủ tướng chia sẻ.

{keywords}
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP

Thủ tướng mong muốn, công nhân, viên chức, lao động cả nước mỗi người một tay, góp sức chung tạo thành sức mạnh cả dân tộc, tham gia nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước.

Theo Thủ tướng, tất cả người lao động Việt Nam, dù khu vực công hay tư đều phải nâng cao ý thức kỷ luật lao động, trang bị kiến thức pháp lý, tuân thủ giờ giấc, xây dựng tác phong lao động công nghiệp, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí…

Thủ tướng cũng đề nghị Công đoàn Việt Nam cần quan tâm đầu tư xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động ứng phó với tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, về nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động.

Đại hội Công đoàn VN dành 1 phút mặc niệm Chủ tịch nước

Đại hội Công đoàn VN dành 1 phút mặc niệm Chủ tịch nước

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 12 dành một phút mặc niệm để bày tỏ lòng tiếc thương Chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa từ trần.

Lương của người lao động sẽ thay đổi từ 1/11

Lương của người lao động sẽ thay đổi từ 1/11

Thủ tướng vừa ký ban hành nghị định 121/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 49/2013 về tiền lương.

Nhiều doanh nghiệp cưu mang người lao động bị 'xù' lương trước Tết

Nhiều doanh nghiệp cưu mang người lao động bị 'xù' lương trước Tết

Ít nhất 5 doanh nghiệp ở Đồng Nai sẽ nhận hàng nghìn công nhân bị công ty Texwell Vina nợ lương thưởng dịp trước tết, vào làm việc.

Vụ sếp lương khủng: Không thu hồi lương người lao động

Vụ sếp lương khủng: Không thu hồi lương người lao động

 TP.HCM không thu hồi một đồng nào tiền lương đã chi cho người lao động, chỉ thu hồi tiền chi sai cho các viên chức quản lý - Phó chủ tịch UBND TP Lê Mạnh Hà khẳng định.

Hà Nội làm rõ việc 3.700 cán bộ viên chức lao động bị nợ lương

Hà Nội làm rõ việc 3.700 cán bộ viên chức lao động bị nợ lương

Trách nhiệm đầu tiên thuộc về kế toán của 5 Giám đốc các công ty trong việc tổ chức nghiệm thu thanh quyết toán.

Hương Quỳnh