- “Bộ trưởng, các Bí thư, các Chủ tịch tỉnh phải tự hỏi về sự thờ ơ của những người cán bộ, đảng viên đối với sự phát triển của đất nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhân dân không chấp nhận bảo thủ trì trệ
Độc quyền nên trì trệ ở 'Bộ' Đường sắt

Phát biểu bế mạc hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thẳng thắn chỉ ra 4 nguyên nhân khiến đất nước trì trệ: Chưa tuân thủ đúng tinh thần kinh tế thị trường định hướng XHCN trong nhiều năm qua; kỷ cương, phép nước không thực hiện nghiêm túc; tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm xảy ra ở Việt Nam trầm trọng, kéo dài và cuối cùng, bệnh quan liêu, xa dân trong nhiều vấn đề, nhiều chủ trương, nhiều chính sách nên việc huy động sức dân để phát triển đất nước còn hạn chế.

“Các nhà chính sách phải suy nghĩ để khắc phục các nguyên nhân này, để nước ta phát triển tốt hơn, nhanh hơn”, Thủ tướng chỉ đạo.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu cần tiếp tục hủy bỏ những điều kiện kinh doanh vô lý, không cần thiết với tiến độ nhanh hơn, phát hiện và ngăn chặn nguy cơ xuất hiện các điều kiện kinh doanh mới nằm núp bóng ở thể chế, chính sách, pháp luật mới ban hành, nhất là từ cấp bộ.

{keywords}
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc


“Nền kinh tế cần lấy mục tiêu hiệu quả làm đầu, cả DNNN và DN tư nhân phải rất chú ý đến điều này”, Thủ tướng nhấn mạnh và cho rằng, môi trường kinh doanh của Việt Nam phải được cải thiện mạnh hơn, với nguyên tắc bình đẳng, an toàn, minh bạch và giảm chi phí.

Ông yêu cầu cần cải thiện mạnh mẽ hơn nữa hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước, nhờ sự trợ giúp của CNTT và công tác đánh giá cán bộ.

Đang xuất hiện sức ì ngày càng lớn

Người đứng đầu Chính phủ phê bình việc “cán bộ mà cứ ôm vào mình những quyền lợi không chính đáng”, quan niệm “cái gì cũng phải gặp tôi” và cho rằng các thủ tục, các chuyên viên có liên quan phải cải cách mạnh mẽ hơn....

“Đang xuất hiện một sức ì ngày càng lớn, cản trở mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh”, Thủ tướng cảnh báo và cho rằng không thể để tình trạng “không làm cũng không sao”, “làm không tốt cũng không sao”.

“Chúng ta không thể dung túng cho sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm, không cần nỗ lực của cán bộ. Cần một cơ chế đánh giá cán bộ tốt hơn, công bằng hơn”, Thủ tướng nhấn mạnh và lưu ý, trong bộ máy chúng ta có một bộ phận cán bộ “có cũng được, không có cũng được”.

“Số cán bộ này chiếm bao nhiêu phần trăm trong từng cơ quan? Đây là câu hỏi mà các Bộ trưởng, các bí thư, chủ tịch tỉnh phải tự hỏi về sự thờ ơ của những người cán bộ, đảng viên đối với phong trào cách mạng và đối với sự phát triển của đất nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, 2 năm gần đây, môi trường kinh doanh liên tục được cải thiện nhưng mức độ quyết liệt, cải cách thực chất chưa đồng đều giữa các bộ, ngành, địa phương. Tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, tình trạng chia lẻ các quyền lực khác nhau vẫn còn phổ biến, sức ì của cải cách đã xuất hiện và ngày càng lớn.

Nhắc về một số vụ việc gần đây xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm, Thủ tướng cho rằng, sức ì này, trách nhiệm này chúng ta chưa làm đến nơi đến chốn.

“Cứ ngại trách nhiệm, cứ sợ trách nhiệm, cứ né tránh trách nhiệm... thì làm sao xã hội phát triển được? Trong khi quyền lực đó, trách nhiệm đó thuộc về các đồng chí- những người thực thi”, Thủ tướng chỉ rõ và yêu cầu tinh thần cải cách hành chính phải thực chất, đừng hô khẩu hiệu.

Đã nửa nhiệm kỳ trôi qua, Thủ tướng cũng đề nghị từng thành viên Chính phủ đánh giá ngành mình, từng chủ tịch tỉnh đánh giá địa phương mình, cá nhân mình đã làm được gì, đã cố gắng như thế nào để vươn lên đáp ứng yêu cầu của đất nước, của nhân dân, của nhiệm vụ mà Đảng, NN đã giao.

Nói về tình hình xã hội, Thủ tướng lưu ý bí thư, chủ tịch các địa phương quan tâm nhiều vấn đề bất an trong xã hội hiện nay. “Tôi mong các đồng chí bí thư, chủ tịch UBND xã, ban tuyên giáo… quan tâm vấn đề xã hội bất ổn. Kinh tế thị trường chứ không phải xã hội thị trường. Công dân toàn cầu nhưng phải giữ được văn hoá Việt Nam”, Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng: Tham mưu phải tuyệt đối tránh lợi ích nhóm

Thủ tướng: Tham mưu phải tuyệt đối tránh lợi ích nhóm

Tham mưu vì lợi ích chung, tuyệt đối tránh lợi ích nhóm, kiên quyết chống tham nhũng -Thủ tướng yêu cầu 4 Văn phòng Trung ương.

Tướng Vương: Đang giải quyết lợi ích nhóm, sân sau của thời kỳ trước

Tướng Vương: Đang giải quyết lợi ích nhóm, sân sau của thời kỳ trước

Thứ trưởng Công an cho rằng các vụ án lớn hiện nay là đang giải quyết hậu quả của thời gian trước, phải tập trung giải quyết lợi ích nhóm, sân sau.

'Tham nhũng là một khuyết tật bẩm sinh của quyền lực'

'Tham nhũng là một khuyết tật bẩm sinh của quyền lực'

Thảo luận luật PCTN sửa đổi, ĐB Nguyễn Thị Kim Thuý nhấn mạnh: “Tham nhũng là một khuyết tật bẩm sinh của quyền lực".

Không khéo lại nâng đỡ cho tham nhũng ở giai đoạn trước ‘cất cánh’

Không khéo lại nâng đỡ cho tham nhũng ở giai đoạn trước ‘cất cánh’

ĐB Lưu Bình Nhưỡng cảnh báo việc đánh thuế 45% với tài sản chưa rõ nguồn gốc sẽ là cơ hội nâng đỡ cho sự cất cánh của tham nhũng giai đoạn trước.

Bao nhiêu công chức 'xa dân gần quan', 'cắp ô'?

Bao nhiêu công chức 'xa dân gần quan', 'cắp ô'?

Chất vấn Phó Thủ tướng, ĐB Lê Như Tiến muốn biết tỉ lệ công chức "cắp ô" còn bao nhiêu, cũng như giải pháp thanh lọc người quên hẳn nói 'cảm ơn', 'xin lỗi'.

Thu Hằng - Thúy Hạnh