- Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường khẳng định việc sắp xếp các sở phải dựa trên chức năng nhiệm vụ tương đồng để hợp nhất, sáp nhập và tuỳ tình hình thực tế của từng địa phương chứ không phải cộng cơ học.

Tại hội thảo khoa học và tọa đàm khu vực thường niên năm 2018 sáng nay, Thứ trưởng Triệu Văn Cường cho biết, trong những năm qua, cải cách khu vực công và nâng cao năng lực nhà nước luôn được Đảng và Chính phủ đặc biệt quan tâm.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường. Ảnh: T.Hằng

Chương trình cải cách hành chính đã được triển khai và đạt những kết quả tích cực, góp phần nâng cao năng lực nhà nước; tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước tiếp tục được tinh gọn theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, đẩy mạnh phân cấp TƯ - địa phương…

Tuy nhiên, Thứ trưởng Nội vụ cũng nhìn nhận, cải cách hành chính ở Việt Nam còn đối mặt một số khó khăn, thách thức. Bộ máy hành chính còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, nhiều tầng nấc trung gian; chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan còn chồng chéo.

Tình trạng số lượng cán bộ, công chức, viên chức vừa thừa, vừa thiếu, chất lượng nguồn nhân lực trong khu vực công tuy được nâng lên song chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển quốc gia, việc tinh giản biên chế chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra...

Do đó, nghị quyết 18, TƯ 6 đề ra mục tiêu tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, nghị quyết đã đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với các cơ quan hành chính như tiếp tục thực hiện đổi mới, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy từ các cơ quan ở TƯ và địa phương, giảm đầu mối, bỏ cấp trung gian.

Sắp xếp lại bộ máy

Trao đổi về đề xuất hợp nhất, sáp nhập một loạt sở ngành trong dự thảo nghị định quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, TP trực thuộc TƯ đang được đưa ra lấy ý kiến, Thứ trưởng Nội vụ cho hay, đây là một trong những nội dung Bộ đang triển khai theo nghị quyết 18 để trình cấp có thẩm quyền ban hành.

Thưa ông, việc sáp nhập hàng loạt sở theo đề xuất của bộ sẽ động chạm đến quyền lợi của không ít cán bộ, công chức ở địa phương. Vậy Bộ có giải pháp gì lấy được sự đồng thuận của các địa phương để nghị định này được ban hành và thực thi hiệu quả?

- Đây là vấn đề khá là dụng chạm nên trong thực tế triển khai chắc sẽ gặp vướng mắc, nhất là về con người. Khi sắp xếp tinh gọn bộ máy, chắc chắn sẽ giảm biên chế. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải cương quyết làm thôi.

Bộ Nội vụ cũng phải sắp xếp và cũng phải dựa trên chức năng nhiệm vụ tương đồng để hợp nhất, sáp nhập và tuỳ tình hình thực tế của từng địa phương chứ không phải cộng cơ học.

Để thuyết phục sự đồng thuận của các địa phương và đảm bảo mục tiêu tinh gọn bộ máy, Bộ Nội vụ đã đưa ra nhiều phương án khác nhau, dựa vào tình hình thực tế của các tỉnh khác nhau để thực hiện sao cho phù hợp.

Việc này phải có lộ trình để giải quyết chứ trong một lúc không thể giải quyết được ngay.

Bộ Nội vụ đánh giá tác động của việc sắp xếp này ra sao?

- Nếu việc này được triển khai, tôi tin là sẽ tác động rất tốt đến bộ máy hành chính hiện nay. Tất cả sự thay đổi mà Bộ Nội vụ đưa ra đều đóng góp nhiều lợi ích cho sự phát triển của đất nước.

Các địa phương có nhiều ý kiến khác nhau nhưng tựu trung là họ ủng hộ việc sắp xếp các sở làm sao có chiều hướng tốt hơn, hiệu quả hơn.

Vậy còn việc sắp xếp các cơ quan trong chính Bộ Nội vụ được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Hiện nay Bộ Nội vụ đã sáp nhập một số đơn vị. Cụ thể, sáp nhập các trường bồi dưỡng, giáo dục, đào tạo từ 8 còn 2 đầu mối là Học viện Hành chính Quốc gia và ĐH Nội vụ.

Bộ đã giải thể các trường của Ban Tôn giáo, Ban Thi đua khen thưởng, Cục Văn thư lưu trữ và cả trường đào tạo, bồi dưỡng của bộ để sáp nhập về 2 đầu mối trên.

Bộ có khó khăn gì trong việc sắp xếp các nhân sự dôi dư khi sáp nhập?

- Chúng tôi thực hiện theo tình hình chung là đảm bảo quyền lợi cho anh em. Những trường hợp không sắp xếp được thì bố trí anh em vào những vị trí phù hợp và vẫn bảo lưu các hệ số, vị trí của họ đảm bảo các chế độ, chính sách theo đúng quy định. Do vậy, khi sắp xếp không có xáo trộn, anh em rất vui vẻ.

Ngoài ra, bộ cũng thực hiện cơ cấu sắp xếp lại thu gọn các đầu mối bên trong. Vì vậy có những đơn vị, số phòng ban chức năng bên trong giảm rất nhiều.

Giảm được 1 tổng cục cũ lại thêm 3 tổng cục mới

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, cơ cấu tổ chức bên trong của Bộ, cơ quan ngang Bộ tiếp tục được sắp xếp, kiện toàn và đến nay, đã giảm được một số đầu mối tổ chức thuộc bộ và giảm số phòng trong vụ thuộc bộ.

Tuy nhiên, hiện có 3 tổng cục thành lập mới: Tổng cục Phòng, chống thiên tai trực thuộc Bộ NN&PTNT, Tổng cục Khí tượng Thủy văn trực thuộc Bộ TN&MT và Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công thương nhưng chỉ giảm 1 tổng cục Năng lượng trực thuộc Bộ Công thương.
Hợp nhất để không ‘quyền anh quyền tôi, quân anh quân tôi’

Hợp nhất để không ‘quyền anh quyền tôi, quân anh quân tôi’

Hợp nhất một số cơ quan Đảng với chính quyền sẽ tạo nên sức mạnh, không có “quyền anh quyền tôi”,  “quân anh quân tôi".

Bộ Nội vụ đề xuất hợp nhất một số sở

Bộ Nội vụ đề xuất hợp nhất một số sở

Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, TP trực thuộc TƯ, trong đó có đề xuất hợp nhất một số sở.

Các sở sẽ được tách, nhập như thế nào?

Các sở sẽ được tách, nhập như thế nào?

Chính phủ sẽ giao cho địa phương quyết định việc sáp nhập, hợp nhất, thành lập một số sở. TƯ không quy định sở có bao nhiêu phòng.

Đề nghị tách, nhập một số bộ

Đề nghị tách, nhập một số bộ

Đa số ĐBQH đồng tình giữ nguyên cơ cấu 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, nhưng cũng có một số ý kiến khác.

Thu Hằng