- Theo tiêu chí, phường nhỏ nhất của TP.HCM là 13-14ha, trung bình từ 20-30ha, nhập lại chỉ khoảng 50-60ha thì không đạt 50% tiêu chí về diện tích.

Sáng qua, tại TP.HCM, Bộ Nội vụ tổ chức hội thảo góp ý kiến về đề án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã từ nay đến năm 2021.

Gộp hơn 1 nửa quận mới đủ diện tích 1 phường

Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Trương Văn Lắm cho hay, trước khi có nghị quyết TƯ 6, TP.HCM đã có ý định và cụ thể hóa ở đề án xây dựng chính quyền đô thị ở TP, sắp xếp các quận huyện ở 4 TP vệ tinh. Gần đây TP cũng có đề án sắp xếp lại phường xã và các tổ chức ấp, tổ dân phố.

Nếu theo tinh thần “những đơn vị hành chính dưới 50% tiêu chuẩn về diện tích và dân số thì phải nằm trong diện sắp xếp”, TP có 11/24 quận, huyện và 226/332 phường, xã phải sắp xếp.

Còn với đề án của TP, số quận, huyện phải sắp xếp chỉ còn 3 và có 128 phường phải sắp xếp. Như vậy vẫn là khá lớn.

{keywords}
Hội thảo tổ chức ở TP.HCM

Ông Lắm nêu thực tế: “Theo nghị quyết của QH, 1 quận của TP có thể không bằng diện tích đủ tiêu chuẩn quy định của 1 phường. Diện tích của 1 phường đủ chuẩn là 5,5 km2 nhưng TP.HCM có quận chỉ đạt 5km2. Nếu sắp xếp để đạt 50% diện tích của tiêu chuẩn 5,5km2 thì TP.HCM phải sắp xếp hơn 1 nửa quận đó để đạt là 1 phường, như vậy quy mô rất lớn”.

“Nếu 1 quận sắp xếp lại chỉ còn 2 phường, mỗi phường có trên 100.000 dân. Theo tiêu chí, phường nhỏ nhất của TP.HCM là 13-14ha, trung bình từ 20-30ha, nhập lại chỉ khoảng 50-60ha thì không đạt 50% tiêu chí về diện tích. Khi nhập 2 phường còn lại cũng không đạt 50% tiêu chí diện tích nhưng đạt 200% tiêu chí về dân số. Như vậy đủ điều kiện để sắp xếp?”, Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM băn khoăn.

Ông đề nghị năm 2021 tổng kết giai đoạn sắp xếp từ nay đến 2020. Còn sau đó năm 2021 vẫn sắp xếp là không ổn. Nếu không sắp xếp xong thì không thể xác định được đơn vị hành chính để xây dựng văn kiện và ra nghị quyết cho đại hội, cũng như bầu nhân sự.

Tuy nhiên, ông Lắm cũng lo lắng, với tiến độ năm 2020 phải hoàn thành việc sắp xếp thì với TP.HCM không làm được. Vì vậy ông đề nghị từ bây giờ đến cuối năm 2019, đầu 2020, TP chọn vài đơn vị làm điểm, tập trung những đơn vị 2 tiêu chí không đạt.

 {keywords}
Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Trương Văn Lắm

“Như vậy, người dân điều chỉnh 1 lần về địa chỉ, chứ nếu năm nay sắp xếp phường, vài ba năm sau sắp xếp quận thì ảnh hưởng đến người dân rất lớn”, Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM nói.

Ông Lắm cũng lo ngại: “Khi sắp xếp quận, phường thì người dân phải điều chỉnh địa chỉ và hàng loạt giấy tờ ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt, quyền lợi người dân. Vì vậy, khả năng người dân không đồng tình cao”.

Lo xáo trộn, khó khăn không làm được

Ông Nguyễn Hữu Phước - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cũng lo lắng, việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, xã sẽ rất khó khăn bởi số lượng đơn vị hành chính phải sắp xếp lại rất lớn.

Việc sắp xếp cũng sẽ gây xáo trộn lớn từ tổ chức bộ máy tới đời sống dân cư.

“Việc sắp xếp các đơn vị hành chính theo hướng sáp nhập sẽ làm dôi dư số lượng cán bộ khá lớn. Vậy chế độ chính sách cho những người này sẽ thế nào?”, ông Phước đặt vấn đề.

Còn Phó chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh Phan Thị Điệp chia sẻ, cá nhân bà ủng hộ đề án. Tuy nhiên, việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là không hề dễ dàng, thậm chí rất khó vì sẽ đụng chạm tới con người cụ thể, muốn làm được phải có quyết tâm chính trị rất cao.

{keywords}
Ông Nguyễn Hữu Phước và bà Phan Thị Điệp

Theo bà Điệp, trong dự thảo có nói đến tháng 3/2020 phải sắp xếp được cấp xã, tháng 6/2020 sắp xếp cấp huyện, như thế sẽ rất khó khăn, vì khi đó đã chuẩn bị nhân sự tiến hành đại hội Đảng cấp, nên xem lại lộ trình, có thể sớm hơn, như cuối 2019 hoặc đầu 2020.

“Nếu chúng ta làm được điều này sẽ tinh giản được bộ máy, tinh giản được cán bộ ăn lương nhà nước mà năng lực thấp và có cơ hội chọn cán bộ tốt nhất”, bà Điệp nói và cho biết, ở nhiều cơ quan có một số cán bộ có bằng cấp nhưng kinh nghiệm, kiến thức năng lực thực tế hạn chế, không biết làm thế nào để thay cả.

Bà Điệp cũng nói rằng công tác đánh giá cán bộ hiện nay chưa sát thực tế và đề nghị TƯ cần có giải pháp.

“Trong cơ quan tôi có 1 anh trưởng phòng không làm được việc, dù tôi có ép anh nghỉ nhưng phải “không hoàn thành nhiệm vụ” mới cho nghỉ được, nhưng đánh giắ thì năm nào cũng là hoàn thành tốt nhiệm vụ”, Phó chủ tịch HĐND Tây Ninh nêu ví dụ.

Bà Điệp cho biết, trên thực tế có cán bộ dù có bằng cấp, nhưng năng lực yếu, hạn chế trình độ nhưng phải giáo dục làm sao để họ tự nghỉ, chứ không nên có tư tưởng cho rằng đó là tổ chức “vắt chanh bỏ vỏ”.

Bà cũng đề nghị cần có chế độ, chính sách khuyến khích thỏa đáng để cán bộ nghỉ việc, thôi việc được an lòng, không lấn cấn về tư tưởng, tránh sự tác động của thế lực thù địch.

Ngoài ra Bộ Nội vụ nên dành biên chế cho sở Nội vụ, phòng Nội vụ để những người có năng lực, phẩm chất ở các huyện, xã muốn cống hiến nữa nhưng chưa sắp xếp được thì về đây.

Trước nhiều ý kiến ủng hộ và một số ý kiến tỏ ra lo ngại, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nói rằng, việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, xã sẽ khó khăn, nhưng không phải vì gặp khó mà không làm, chùn bước.

Một số đại biểu trong hội thảo phát biểu là khó khăn, không làm được, người dân sẽ không ủng hộ. Nhưng nếu việc sắp xếp, sáp nhập mà tạo thuận lợi cho người dân, nâng cao được chất lượng đội ngũ công chức, giảm tải gánh nặng cho ngân sách thì chắc chắn sẽ được người dân ủng hộ.

Không phải sợ dân không ủng hộ mà chính là lo các đồng chí chúng ta không thông và không quyết tâm thực hiện chủ trương này của Đảng - ông Tuấn nói.

Sáp nhập xã, huyện: Tách hân hoan, nhập lại mấy người đồng ý

Sáp nhập xã, huyện: Tách hân hoan, nhập lại mấy người đồng ý

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho rằng việc chia tách các đơn vị hành chính dễ hơn, ai cũng hân hoan, nhưng sáp nhập thì mấy ai đồng ý.

 

Bộ trưởng Nội vụ nói gì về quyết định nhập 2 sở của Lào Cai

Bộ trưởng Nội vụ nói gì về quyết định nhập 2 sở của Lào Cai

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân bày tỏ sự ủng hộ tỉnh Lào Cai hợp nhất 2 Sở GTVT với Xây dựng thành Sở GTVT - Xây dựng.

Hợp nhất Hà Nội: Cả tuần mất ngủ vì phải cắt giảm 500 thượng, đại tá

Hợp nhất Hà Nội: Cả tuần mất ngủ vì phải cắt giảm 500 thượng, đại tá

Khi mở rộng địa giới, Bộ Tư lệnh Thủ đô có khoảng 1.000 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp… dôi dư, trong đó có khoảng 500 thượng, đại tá.

259 huyện, 6.191 xã  trong cả nước có thể sáp nhập

259 huyện, 6.191 xã  trong cả nước có thể sáp nhập

Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho biết, có 259 huyện, 6.191 xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn, cần sắp xếp.

Sáp nhập, giảm bớt các sở thế nào?

Sáp nhập, giảm bớt các sở thế nào?

Dự thảo đã bám sát Nghị quyết TƯ, có sự giảm bớt số lượng các sở, tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần làm rõ thêm.

Sáp nhập sở: 2 người 1 ghế giám đốc xử lý thế nào?

Sáp nhập sở: 2 người 1 ghế giám đốc xử lý thế nào?

Giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương Phạm Văn Tỏ ủng hộ việc thi tuyển cạnh tranh chức danh giám đốc sở khi sáp nhập 2 thành 1. 

Thu Hằng - Văn Đức