- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, biên chế tăng lên không phải do cán bộ công chức, viên chức mà hợp đồng lao động mới nhiều. Hợp đồng theo nghị định 68 không khác gì biên chế.

Sáng nay, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nghe các bộ GTVT, TN&MT, NN&PTNT, Công thương báo cáo về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

{keywords}
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Ảnh: Thành Chung

1 sở có 5 đơn vị sự nghiệp cần xem lại

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn báo cáo, Bộ có 70 đơn vị sự nghiệp, trong đó có 2 đơn vị tự chủ chi thường xuyên, 67 đơn vị tự chủ chi thường xuyên một phần, 1 đơn vị do ngân sách đảm bảo chi.

Ngoài ra, còn có 11 đơn vị sự nghiệp thuộc 3 tổng cục, 27 đơn vị sự nghiệp thuộc các cục và văn phòng bộ. Các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành tại 63 tỉnh thành còn có 552 đơn vị.

Còn Bộ Công thương có 67 đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó 4 đơn vị tự chủ chi đầu tư và chi thường xuyên, 8 đơn vị tự chủ chi thường xuyên, 53 đơn vị tự chủ một phần và 2 đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. Tổng số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập là 15.421 người.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa cho biết tổng số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực Bộ được giao quản lý là 533 đơn vị (97 đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ), trong đó còn 104 đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường  cho hay Bộ có 68 đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có 20 đơn vị thực hiện tự chủ chi thường xuyên, 42 đơn vị thực hiện tự chủ một phần chi thường xuyên, 6 đơn vị do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên.

{keywords}
Phiên họp sáng nay

Tuy nhiên, Thứ trưởng Trường cũng nêu  hạn chế như việc một số đơn vị sự nghiệp công lập khi mở rộng hoạt động dịch vụ còn chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng hoạt động, lạm dụng kỹ thuật để tăng thu...

Phó chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của QH Bùi Sỹ Lợi nêu tình trạng bộ nào cũng có trường đào tạo, thậm chí ở cấp tỉnh có sở có đến 5 đơn vị sự nghiệp. Ông cho rằng cần phải xem lại việc này để sắp xếp cho hợp lý ở cả 3 đối tượng: cán bộ công chức; viên chức; người lao động.

Có đại biểu chỉ ra thực trạng, hơn 30 năm đổi mới nhưng hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập vẫn giữ nguyên và chỉ có đẻ thêm chứ không giảm.

Sao luật có cả mà không làm?

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, tới đây Chính phủ sẽ làm việc với Bộ Nội vụ là cơ quan chủ trì, cùng khảo sát thêm bài học kinh nghiệm của các nước có thể chế tương đồng như Trung Quốc.

Theo Phó Thủ tướng, chức năng cung cấp dịch vụ công là của Nhà nước, không thể thoái thác trách nhiệm của Nhà nước.

Mục tiêu của đề án này thực chất là sắp xếp lại một cách triệt để, tinh giản biên chế, đầu mối, đội ngũ, từ đó giảm ngân sách. Nhưng như thế không phải không lo cho sự nghiệp công.

Còn việc cấp không đúng, vô lý, dàn trải, lãng phí, phân tán thì phải tính toán, sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới, đội ngũ cán bộ.

Phó Thủ tướng cũng đặt vấn đề, tại sao trong 1 năm Hà Nội giảm 5% chi phí thường xuyên, chưa kể đến việc giảm biên chế. Đấy là chỉ riêng chi phí thường xuyên đi theo từ các đầu mối, chỉ cần thu gọn đầu mối chứ chưa làm gì cả.

“Biên chế tăng lên không phải do cán bộ công chức, viên chức mà hợp đồng lao động mới nhiều. Nhưng hợp đồng theo nghị định 68 có khác gì biên chế đâu”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Ông dẫn chứng nhiều việc hiện nay, pháp luật đã quy định nhưng lại không thực hiện. Đơn giản như việc sắp xếp lại điểm trường, điển hình như Quảng Ninh có trường vừa cao đẳng, trung cấp, dạy nghề giảm được rất nhiều thứ.

“Hay như quy định cho phép 1 trường nhiều cấp học, tại sao luật có cả mà mình không làm”, Phó Thủ tướng nói.

Ông cho rằng, nếu giảm 1 đầu mối sẽ giảm rất nhiều thứ kéo theo. Còn khi tồn tại một cơ quan, ngân sách sẽ phải theo suốt khi thành lập đến khi chấm dứt.

Nói đến vấn đề tự chủ tài chính, Phó Thủ tướng lưu ý phải tính toán đầu vào đầu ra. Một đơn vị sự nghiệp công chỉ 3 nguồn: nhà nước đặt hàng, xã hội chi trả, liên doanh liên kết tạo doanh thu. Bao giờ cũng có 2 khái niệm, sản lượng nhân với đơn giá.

“Chúng ta nhầm tưởng cứ đưa đơn giá dịch vụ cao chót vót là tự chủ nhưng không phải. Một mặt chúng ta đưa lên cao, ngân sách nhà nước và khả năng chi trả của người dân có đảm bảo được không, một mặt liên quan đến kiểm soát vĩ mô nữa”, ông lưu ý.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành rà soát ngành mình, yếu tố nào cần chuyển từ phí sang giá, giá dịch vụ lộ trình như thế nào.

Bỏ biên chế giáo viên: Đừng nhầm lẫn điều này

Bỏ biên chế giáo viên: Đừng nhầm lẫn điều này

Sẽ hoàn toàn là nhầm lẫn khi cho rằng bỏ biên chế giáo viên thì giáo viên công lập sẽ giống như giáo viên các trường tư.

Lợi, hại biên chế giáo viên ở Đức

Lợi, hại biên chế giáo viên ở Đức

Các trường phổ thông công lập của Đức đang đứng trước một nan đề: Trường học phải vật lộn với cuộc chiến thiếu giáo viên. 

Bỏ biên chế giáo viên: Sẽ trình Trung ương xem xét

Bỏ biên chế giáo viên: Sẽ trình Trung ương xem xét

Ông Bùi Sỹ Lợi trao đổi với báo chí bên hành lang QH về đề xuất của Bộ GD-ĐT sắp tới sẽ chấm dứt biên chế đối với giáo viên.

Tinh giản biên chế: 'Giảm đâu thì giảm, đừng giảm chỗ tôi'

Tinh giản biên chế: 'Giảm đâu thì giảm, đừng giảm chỗ tôi'

Bộ trưởng Nội vụ kể trong quá trình làm việc về tinh giản biên chế với các địa phương, có nhiều ý kiến. "Giảm đâu thì giảm, đừng giảm chỗ tôi”.

Bộ trưởng Nội vụ: Một số nơi ngại va chạm trong tinh giản biên chế

Bộ trưởng Nội vụ: Một số nơi ngại va chạm trong tinh giản biên chế

Bộ trưởng Nội vụ cho biết: Một số bộ ngành, địa phương chưa quyết liệt, ngại va chạm nên chậm xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế.

Thu Hằng