- Bộ Ngoại giao hôm nay chủ trì tổ chức hội thảo "ASEAN 4.0: Phát huy tinh thần doanh nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4".

Bộ Ngoại giao hôm nay chủ trì tổ chức hội thảo "ASEAN 4.0: Phát huy tinh thần doanh nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4".

Hội thảo có sự tham dự của đại diện đại sứ quán các nước tại Hà Nội, đại diện các bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế hàng đầu và lãnh đạo một số doanh nghiệp Việt Nam đang đi đầu trong phát triển công nghệ cao.

{keywords}
Các diễn giả tham gia thảo luận tại hội thảo

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhận định, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang làm thay đổi sâu sắc nhiều mặt của đời sống xã hội. 

Bên cạnh những cơ hội phát triển đầy hứa hẹn, cuộc cách mạng này cũng đặt ra nhiều thách thức, đặt ra yêu cầu cấp bách đối với giáo dục, đào tạo nghề ở nhiều nước ASEAN.

Bên cạnh đó, những mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ số như thương mại điện tử, thanh toán thông minh… đòi hỏi đổi mới về tư duy, thể chế và phương thức quản lý của các chính phủ nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.

Theo Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn, để thích ứng và phát triển thịnh vượng trong một thế giới đang chuyển động nhanh dưới tác động của công nghệ mới, từng chính phủ của ASEAN và doanh nghiệp các nước ASEAN cần phát huy tự cường, tìm các hướng đi và giải pháp mới.

Singapore đã đưa ra sáng kiến quốc gia thông minh, Indonesia có chính sách phát triển các vườn ươm công nghệ, Thái Lan có tầm nhìn Thái Lan 4.0…

Thứ trưởng nhấn mạnh, Việt Nam đang nỗ lực hướng tới tăng trưởng bền vững trên cơ sở nâng cao chất lượng tăng trưởng và tranh thủ thời cơ của cách mạng công nghiệp 4.0 để tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh nhằm tiến lên các nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Việt Nam đang quyết tâm xây dựng chính phủ kiến tạo phát triển, đẩy mạnh cải cách thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, chấn hưng giáo dục, phát huy tinh thần khởi nghiệp, khả năng sáng tạo, sự năng động của cả quốc gia.

Đánh giá tác động của cuộc cách mạng số hóa đối với các doanh nghiệp ASEAN, ông Dennis Brunetti, Chủ tịch EuroCham Việt Nam cho rằng cần thiết phải có cơ chế kết nối cho tất cả mọi người.

Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Ibnu Hadi chia sẻ, chính phủ Indonesia đã đưa ra sáng kiến phát triển cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tập trung vào các lĩnh vực chủ chốt như: dệt may, ô tô, điện tử, hóa học, nông nghiệp...

Từ ngày 11-13/9, Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới sẽ đồng tổ chức hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới ASEAN (WEF ASEAN) 2018 tại Hà Nội. 

Với chủ đề "ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4", hội nghị sẽ là nơi thúc đẩy đối thoại, chia sẻ tầm nhìn, ý tưởng, định hướng chính sách liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại ASEAN và trên thế giới.

Hội thảo hôm nay là một trong những hoạt động hướng tới hội nghị này.

Việt Nam hội nhập kinh tế trên nền tảng AEC và các cơ chế ASEAN+

Việt Nam hội nhập kinh tế trên nền tảng AEC và các cơ chế ASEAN+

Chuyến công tác của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã làm nổi bật vị thế của Việt Nam, là mảnh đất tốt để “ươm mầm” hợp tác, liên kết kinh tế.

Kết nối trí tuệ Việt: GS Ngô Bảo Châu tiết lộ điều hạnh phúc

Kết nối trí tuệ Việt: GS Ngô Bảo Châu tiết lộ điều hạnh phúc

Theo GS Ngô Bảo Châu, niềm hạnh phúc đơn giản của ông đến từ khi khoa học VN ngày càng lớn mạnh hơn và vẻ đẹp lạ thường của mỗi con người.

Kết nối người tài, trí tuệ Việt Nam trên toàn thế giới

Kết nối người tài, trí tuệ Việt Nam trên toàn thế giới

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ công bố sáng kiến mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam.

Thái An