Ông Nguyễn Khắc Định tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa. Ảnh Báo Khánh Hòa

Tại buổi làm việc sáng 14/10, Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã nghe báo cáo kết quả bầu cử tại hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025.

Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa khóa XVIII đã bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 16 người.

Ông Nguyễn Khắc Định - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020 tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức danh Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025 với 100% số phiếu.

Các ông: Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Tấn Tuân, Hà Quốc Trị đã trúng cử chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025 cũng với 100% số phiếu.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cũng bầu Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 9 người. Ông Nguyễn Văn Ghi được bầu giữ chức danh Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy. 

Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVIII cho thấy, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Khánh Hòa thực hiện đạt và vượt 16/20 chỉ tiêu kinh tế xã hội đề ra. Giai đoạn 2016-2020, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của Khánh Hòa đã chuyển dịch theo hướng tích cực, chú trọng đầu tư phát triển ngành dịch vụ có hàm lượng tri thức và công nghệ cao.

Chất lượng tăng trưởng được cải thiện. GRDP của tỉnh đứng thứ 23 cả nước, đứng thứ 6/14 tỉnh, thành phố Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; quy mô ngành dịch vụ đứng thứ 12 cả nước và đứng thứ 4/14 tỉnh, thành phố Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung sau Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nghệ An.

Hiện nay, Khánh Hòa tiếp tục là một trong 16 tỉnh, thành phố cân đối được ngân sách và có điều tiết về Trung ương. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 73,31 triệu đồng. Giá trị các ngành kinh tế biển và ven biển của tỉnh chiếm 80% tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn…

Chưa xem xét trường hợp đặc biệt giới thiệu vào Trung ương, Bộ Chính trị khóa XIII

Chưa xem xét trường hợp đặc biệt giới thiệu vào Trung ương, Bộ Chính trị khóa XIII

Hội nghị Trung ương 13 chưa xem xét trường hợp đặc biệt (trên 60 tuổi đối với Ủy viên Trung ương; trên 65 tuổi đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư); các hội nghị tiếp theo mới xem xét việc này.

Theo VGP