- Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc kể nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói một câu rất day dứt: “DN và người dân nộp thuế mà khó khăn quá, tôi là người đứng đầu Chính phủ, tôi xin lỗi nhân dân vì việc đó”.

Sáng nay, UB TƯ MTTQ Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính, VCCI, Liên minh HTX Việt Nam, Hiệp hội DN nhỏ và vừa công bố Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực thuế và hải quan.

Lời kêu ca của dân thúc đẩy cải cách

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc kể lại cuộc gặp giữa nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với cộng đồng DN ở nhiệm kỳ trước. 

{keywords}
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc

“Lúc đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói một câu rất day dứt: 'DN và người dân nộp thuế mà khó khăn quá, tôi là người đứng đầu Chính phủ, tôi xin lỗi nhân dân vì việc đó'. Đó là lần đầu tiên Thủ tướng xin lỗi nhân dân vì 'bệnh' của ngành thuế”.

Nhớ lại bối cảnh ra đời của Nghị quyết 19 của Chính phủ năm 2014, ngành thuế của Việt Nam lúc ấy “đội sổ” ASEAN. Thời gian nộp thuế của Việt Nam là 537, trong khi mức của ASEAN 6 là 121, gấp khoảng 4 lần.

“Chính xếp hạng 'đội sổ' của Việt Nam và lời kêu ca của người dân đã thúc đẩy cải cách trong lĩnh vực này”, ông Lộc nhấn mạnh.

“Nguyên Thủ tướng đã trực tiếp xuống làm việc với 2 cơ quan hải quan và thuế chứ không ngồi ở Bộ Tài chính chỉ đạo. Sau đó, Bộ Tài chính đã ngồi với DN để triển khai chứ không đóng cửa ngồi với cục, vụ”, Ông Lộc chia sẻ.

Theo Chủ tịch VCCI, sau đó Bộ trưởng Tài chính cũng đề nghị MTTQ tổ chức đoàn giám sát chứ tự giám sát thì không khách quan.

Tiếp tục cải cách về thuế và hải quan 

Báo cáo tóm tắt kết quả giám sát việc thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực thuế, hải quan năm 2016, ông Nguyễn Văn Minh, Trưởng Ban Dân chủ Pháp luật (MTTQ Việt Nam) cho biết, qua giám sát tại 12 Cục thuế, Cục hải quan và một số chi cục, MTTQ Việt Nam nhận định còn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể, hệ thống văn bản pháp luật nhiều, chưa thật sự đồng bộ, còn chồng chéo dẫn đến việc triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. 

Về đội ngũ cán bộ thực thi chất lượng chưa đồng đều, một số công chức trong thi hành công vụ có thái độ ứng xử trong giao tiếp chưa tạo sự hài lòng, thân thiện với người dân; cá biệt có nơi, có lúc còn có biểu hiện gây phiền hà, bức xúc cho người dân, DN.

Việc thực hiện kê khai thuế điện tử, qua mạng thường bị nghẽn mạng do lượng DN truy cập vào quá lớn.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của Bộ Tài chính và 2 cơ quan Thuế, Hải quan, đặc biệt chuyển đổi từ kê khai thủ công, nộp thuế thủ công mang tiền mặt đến nộp qua điện tử.

“Chúng tôi thấy được cuộc cách mạng quan trọng, giảm chi phí nhân công, và giảm được tiêu cực. Chúng tôi rất biết ơn về việc này”, ông Minh chia sẻ và cho rằng dư địa của 2 ngành này còn rất lớn để cải cách hành chính và đổi mới.

Ông nhắc lại việc Bộ Công thương, Bộ GTVT công khai giảm rất nhiều điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính, mong mỏi các bộ tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho DN, để DN đứng vững, cạnh tranh với quốc tế.

Ông cũng đề nghị tiếp tục giảm thiểu chi phí logistics để làm sao cạnh tranh được, nếu không sẽ thua ngay trên sân nhà.

Ông Pham Công Tham, Phó chủ tịch Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam đề nghị 6 cơ quan giám sát nên tiếp tục công bố các địa điểm nóng qua điện thoại hay email để người dân phản ánh vướng mắc, từ đó đánh giá và gửi tới các cơ quan có thẩm quyền xử lý.

“Đề nghị làm sao giảm rủi ro cho những DN làm ăn chân chính khi họ mắc phải rủi ro về thuế. Làm thế nào đó qua hệ thống tin học hay chính sách, ta xử lý đúng người gây lỗi”, ông nhấn mạnh.

{keywords}
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay, riêng về đơn giản hoá thủ tục hành chính ngành thuế và hải quan, Bộ đã làm liên tục trong những năm qua.

“Bộ chủ trương hạn chế tối đa người dân phải đi lại nhiều lần để giải quyết thủ tục hành chính, xác định hiện đại hoá, ứng dụng công nghệ thông tin là nhiệm vụ cấp bách, cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, DN”, Bộ trưởng thông tin.

Ông bày tỏ phấn khởi khi đạt được nhiều kết quả trong cải cách thủ tục thuế, hải quan. Tuy nhiên, ông tự nhủ: “Không thể thoả mãn trước yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế, nhiệm vụ cải cách về thuế và hải quan còn rất nặng nề, cần tiếp tục cải cách”.

'Chính phủ mở cửa còn người đi vào là doanh nghiệp'

'Chính phủ mở cửa còn người đi vào là doanh nghiệp'

Thủ tướng rất tâm đắc với câu nói trên của Bộ trưởng Nông nghiệp New Zealand và đáp lại bằng một ví von theo văn hoá VN: Chính phủ làm lễ dạm hỏi rồi, làm gì tiếp theo thuộc về doanh nghiệp.

Không 'ôm' doanh nghiệp, sáp nhập còn 15 bộ nhẹ tênh

Không 'ôm' doanh nghiệp, sáp nhập còn 15 bộ nhẹ tênh

Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng QH Vũ Mão đề nghị nghiên cứu sáp nhập một số bộ có nhiệm vụ, chức năng tương đồng, giảm từ 18 xuống còn 15 bộ.

Thủ tướng: Mỗi đồng vốn của doanh nghiệp là một ‘lá phiếu’

Thủ tướng: Mỗi đồng vốn của doanh nghiệp là một ‘lá phiếu’

Chính phủ sẽ nỗ lực để bảo đảm sự thăng tiến xã hội không ngừng nhằm duy trì chuyển động của một vòng xoay tích cực và mỗi đồng vốn đầu tư vào nền kinh tế chính là một “lá phiếu” ủng hộ đối với Chính phủ.

Bộ TT&TT giảm thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Bộ TT&TT giảm thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Bộ TT&TT sẽ tiếp tục rà soát tất cả các văn bản, thủ tục để giảm bớt TTHC, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật.

Doanh nghiệp kêu phải vắt chân lên cổ chạy thủ tục

Doanh nghiệp kêu phải vắt chân lên cổ chạy thủ tục

Doanh nghiệp kêu phải chạy vắt chân lên cổ may ra mới kịp làm giấy phép xuất nhập khẩu chỉ vì thủ tục kiểm tra chuyên ngành quá rắc rối.

Doanh nghiệp Việt rơi nước mắt ngay trên sân nhà

Doanh nghiệp Việt rơi nước mắt ngay trên sân nhà

DN Việt không có phong bì không qua được cửa ải hành chính, trong khi VN mất rất nhiều tài nguyên, ưu đãi thuế... cho các DN nước ngoài.

Thu Hằng