- Ông Lý Ngọc Thạch, Trưởng ban Dân chủ và Pháp luật, MTTQ TP.HCM cho rằng Mặt trận giám sát người đứng đầu rất khó khăn, nhất là Bí thư Thành uỷ thì giám sát như thế nào.

Chiều nay, MTTQ VN tổ chức tọa đàm "Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên".

Ông Lý Ngọc Thạch, Trưởng ban Dân chủ và Pháp luật, MTTQ TP.HCM nêu khó khăn trong việc giám sát kê khai tài sản của đảng viên, cán bộ, công chức vì việc kê khai tài sản chỉ được niêm yết tại nơi làm việc. 

{keywords}

Lý Ngọc Thạch, Trưởng ban Dân chủ và Pháp luật, MTTQ TP.HCM 

"Như thế thì làm sao nhân dân biết được tài sản của đảng viên, cán bộ đó là bất minh. Có những cán bộ cao cấp khi về tới nhà thì kín cổng cao tường. Đi họp tổ dân phố thì cử người giúp việc đi, làm sao dân giám sát được?”, ông Thạch kể.

Theo ông, việc giám sát chỉ “nắm người có tóc” chứ lãnh đạo cấp cao là rất khó. Nhất là những đảng viên, cán bộ nhiều tiền vào Phú Mỹ Hưng sống, làm sao mà vào đó giám sát được.

Đối vối đảng viên là lãnh đạo, ông Thạch cho biết, MTTQ TP.HCM đã kiến nghị chỉ giám sát đạo đức, lối sống và mối quan hệ với người dân. Tuy nhiên việc giám sát người đứng đầu là rất khó khăn. 

"Người đứng đầu là Bí thư Thành uỷ thì Mặt trận giám sát như thế nào? Chẳng lẽ nói, báo cáo anh tụi em chuẩn bị giám sát anh. Như vậy rất khó, cơ chế nào để thực hiện?", ông Thạch băn khoăn.

Cần có bỏ phiếu bất tín nhiệm

Trưởng ban Dân chủ - Pháp luật MTTQ tỉnh Ninh Bình Đinh Trường Sơn cũng nhìn nhận giám sát các cán bộ chủ chốt là rất khó khăn.

Ông cho biết, Ninh Bình đã từng giám sát bằng cách lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND bầu. Ngoài 4 chức danh chủ tịch, phó chủ tịch UBND, HĐND thì Ninh Bình còn mở rộng lấy phiếu tín nhiệm các chức danh các ngành địa chính, tài chính, thương binh xã hội, văn hóa.

“Sau 3 năm thực hiện 2007-2009 thì việc lấy phiếu tín nhiệm lại thu về 4 chức danh ban đầu vì có nhiều ý kiến cho rằng lấy phiếu tín nhiệm rộng như vậy là vi phạm luật Cán bộ, công chức”, ông Sơn nói.

Theo ông Sơn việc lấy phiếu rất tích cực. Có lãnh đạo của tỉnh cũng bị nhân dân có ý kiến. Chẳng hạn khi lấy ý kiến ứng cử ĐBQH, nhân dân nói thẳng là lãnh đạo đó không tham gia sinh hoạt khu phố như mừng thọ các cụ cao tuổi, ủng hộ các cháu thiếu nhi, sống “kín cổng cao tường”.

{keywords}

PGS.TS Bùi Xuân Đức, Giám đốc trung tâm Công tác lý luận, MTTQ Việt Nam 

PGS.TS Bùi Xuân Đức, Giám đốc trung tâm Công tác lý luận, MTTQ Việt Nam cho rằng muốn giám sát thì đạo đức của cán bộ chủ chốt phải gắn liền với việc thực thi quyền lực của họ. Như vậy, Mặt trận phải là cơ quan bỏ phiếu tín nhiệm chứ không phải là QH và HĐND.

"Họ bỏ phiếu thì cả 3 mức đều là "tín nhiệm". Cần phải có bỏ phiếu bất tín nhiệm. Khi anh có vi phạm, kỷ luật rồi thì cần bỏ phiếu giữ lại hay không giữ lại", ông Đức nói và đề xuất, cần lấy phiếu tín nhiệm tất cả các cấp", ông Đức nhấn mạnh.

Ông Đức cũng lưu ý việc quan trọng nhất của Mặt trận là tập hợp ý kiến nhân dân. Hiện có hòm phiếu, nhưng người dân né tránh vì ngại va chạm. 

Sức chiến đấu còn kém trong quản lý cán bộ

Phó Chủ tịch MTTQ VN Ngô Sách Thực cho rằng hình thức giám sát bằng lấy phiếu tín nhiệm nên vào kiến nghị để nghiên cứu. Hiện các cơ quan chức năng cũng đang nghiên cứu việc này.

{keywords}

Phó Chủ tịch MTTQ VN Ngô Sách Thực

Theo ông Thực, trước hết, cần phát huy các hình thức giám sát phản biện xã hội của Mặt trận đã có theo pháp luật hiện hành. Đăc biệt là hình thức diễn đàn, hội nghị công khai góp ý rất có tác dụng. Cụ thể qua kênh phản ảnh của dư luận nên công khai góp ý đối với các cán bộ công chức bị phản ảnh xem việc ấy có hay không.

“Dù có hay không cũng khiến cán bộ công chức giật mình. Đây là kênh phòng ngừa, ngăn từ xa giúp cán bộ không sai phạm. Trong quản lý cán bộ nhiều khi tôi thấy chúng ta không dám nói thật, nói thẳng với nhau là sức chiến đấu kém. Những nơi có sức chiến đấu, tình hình khác hẳn”, ông Thực nhấn mạnh.

Ông cũng gợi ý việc công khai lời hứa, cam kết của cán bộ, đảng viên và cho rằng cần đưa ra hình thức như thế nào để nhân dân biết được, xem “ông hứa thế có làm thế không”.

Người đàng hoàng không ngại chuyện kiểm tra, giám sát tài sản

Người đàng hoàng không ngại chuyện kiểm tra, giám sát tài sản

Những người tham nhũng không chờ đợi việc kiểm tra, giám sát tài sản nhưng người trong sạch, đàng hoàng thì không ngại ngần.

Kiểm tra, giám sát tài sản của người nhà quan chức

Kiểm tra, giám sát tài sản của người nhà quan chức

Việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Ban Bí thư, Bộ Chính trị quản lý, cả vợ hoặc chồng và con chưa thành niên của họ sẽ được kiểm tra, giám sát.

Xem xét giám sát tài sản cán bộ diện Bộ Chính trị quản lý

Xem xét giám sát tài sản cán bộ diện Bộ Chính trị quản lý

UB Kiểm tra TƯ đã xem xét dự thảo ban hành quy định về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Giám sát: Không thể Phó chủ tịch QH làm việc với Phó chủ tịch tỉnh

Giám sát: Không thể Phó chủ tịch QH làm việc với Phó chủ tịch tỉnh

Đoàn do Phó chủ tịch QH cùng 2 bộ trưởng đến giám sát mà địa phương thiếu sự tôn trọng.

Chỉ giám sát địa phương làm sao chất vấn trung ương?

Chỉ giám sát địa phương làm sao chất vấn trung ương?

ĐB Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) cho rằng ĐB ứng cử ở địa phương chủ yếu giám sát ở địa phương nhưng vẫn có quyền giám sát các bộ, ngành. 

Thu Hằng