Ông Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Kiên quyết chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong công tác luân chuyển". 

Khai trừ 1 ủy viên Bộ Chính trị, kỷ luật nhiều ủy viên TƯ trong nửa nhiệm kỳ 

Sáng nay, tại Quảng Ninh, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị cán bộ Trung ương luân chuyển.

Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng, một số bộ ban ngành Trung ương, địa phương và sự tham gia đầy đủ của các cán bộ được Trung ương điều động, luân chuyển hiện đang công tác tại địa phương từ khóa 10, 11 và từ đầu khóa 12 đến nay.

{keywords}
Ông Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Tổ chức Trung ương phát biểu tại hội nghị

Theo Quy định số 98 và Kết luận số 24 của Bộ Chính trị, công tác luân chuyển cán bộ có một số điểm mới như xác định rõ các quan điểm, nguyên tắc công tác luân chuyển cán bộ phải đặt dưới dự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng; Mục tiêu, yêu cầu về luân chuyển cán bộ đảm bảo dân chủ, khách quan, kiên quyết ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng; Phạm vi, đối tượng, chức danh luân chuyển, thời gian luân chuyển ít nhất 3 năm; Trách nhiệm và quy trình thực hiện qua 5 bước; Chủ trương, nguyên tắc bố trí cán bộ sau thời gian luân chuyển phải căn cứ vào yêu cầu, tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị. 

Từ sau Đại hội 12 đến nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết định điều động, phân công, luân chuyển 16 cán bộ Trung ương về địa phương, phân công bố trí công tác khác đối với 26 cán bộ Trung ương luân chuyển đang công tác tại địa phương và hiện còn 22 cán bộ Trung ương luân chuyển trên 36 tháng đang công tác tại địa phương.

{keywords}
Hội nghị cán bộ Trung ương luân chuyển tổ chức tại Quảng Ninh sáng nay

Theo đánh giá, công tác luân chuyển cán bộ được tiến hành bài bản, chặt chẽ, đồng bộ, minh bạch, khách quan, dân chủ; Việc lựa chọn cán bộ, địa bàn, chức danh được tiến hành thận trọng, kỹ lưỡng theo phương châm “làm đến đâu, chắc đến đó”, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan. 

Cán bộ luân chuyển hầu hết là cán bộ trẻ, có nhận thức đúng đắn, ý thức trách nhiệm cao, chấp hành và nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ; Việc phân công bố trí cán bộ sau luân chuyển được quan tâm đổi mới…

Ông Trương Quang Nghĩa - ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cán bộ từng được luân chuyển, điều động qua nhiều vị trí quan trọng cho rằng, phải coi những cán bộ luân chuyển là đi thực tiễn để đào tạo nhưng cũng phải là một kênh đánh giá công tác Đảng ở các địa phương, kênh thông tin ngược lại thực tiễn, khách quan. Ban Tổ chức Trung ương sẽ có những đánh giá rất kịp thời, đánh giá khả năng tiếp cận, nắm bắt tình hình của các cán bộ đó.

Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã thẳng thắn trao đổi về một số hạn chế trong công tác luân chuyển cán bộ như việc luân chuyển chủ yếu thực hiện từ Trung ương về địa phương. Có nơi, có lúc chưa làm tốt công tác chính trị, tư tưởng hoặc có biểu hiện cục bộ khép kín, chưa tạo điều kiện cho cán bộ luân chuyển phát huy thế mạnh chuyên môn, nghiệp vụ… 

{keywords}
Ông Trương Quang Nghĩa - ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng phát biểu

Về một số nhiệm vụ, giải pháp để làm tốt hơn công tác luân chuyển cán bộ, chuẩn bị một bước nhân sự nhiệm kỳ 2020-2025 và những năm tiếp theo, ông Phạm Minh Chính, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương yêu cầu thực hiện nghiêm các Nghị quyết, quy định, kết luận của Bộ Chính trị liên quan đến công tác luân chuyển. Có kế hoạch cụ thể kịp thời khắc phục những hạn chế bất cập trong thực hiện công tác luân chuyển, nhất là việc bố trí tạo điều kiện cho cán bộ luân chuyển, quan tâm hơn đến công tác sau luân chuyển.

"Sự phối hợp của các cơ quan đơn vị, địa phương cần chặt chẽ, hiệu quả hơn, tạo sự lan tỏa tích cực. Kiên quyết chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong công tác luân chuyển. Đồng thời phải rút kinh nghiệm để chúng ta làm tốt hơn, hiệu quả hơn, đúng mục tiêu yêu cầu của công tác luân chuyển" - ông Phạm Minh Chính nhấn mạnh. 

Ông Tô Lâm: Cần kiểm tra đột xuất ở nơi nguy cơ tham nhũng cao

Ông Tô Lâm: Cần kiểm tra đột xuất ở nơi nguy cơ tham nhũng cao

Phó trưởng Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng Tô Lâm nhấn mạnh điều này khi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao.

Tài sản không giải trình được nguồn gốc sẽ xử lý thế nào?

Tài sản không giải trình được nguồn gốc sẽ xử lý thế nào?

Nếu cơ quan có thẩm quyền chứng minh được tài sản do tham nhũng mà có thì thu hồi hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật tương ứng.

Cử tri đề nghị làm rõ ai đứng sau Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh

Cử tri đề nghị làm rõ ai đứng sau Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh

Cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị làm rõ ai đứng đằng sau Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh trong việc để xảy ra hành vi tham nhũng...

Lý do bỏ xử lý tài sản không chứng minh được nguồn gốc khỏi luật

Lý do bỏ xử lý tài sản không chứng minh được nguồn gốc khỏi luật

Việc xử lý tài sản không chứng minh được nguồn gốc qua lấy phiếu cho thấy ý kiến ĐBQH rất phân tán, nên chúng ta chưa đủ căn cứ, cơ sở để quy định.

Theo VOV