- “Đi kiểm tra thử một buổi mới thấy kiểm tra chuyên ngành cực khó, bước vào lãnh địa đó như một mớ rừng rậm không lối ra, chúng ta còn khó mò chứ đừng nói tới DN” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói. 

Sáng nay, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng chủ trì buổi làm việc giữa tổ công tác của Thủ tướng với Bộ KH-CN kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao và công tác kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Bộ KH-CN là đơn vị thứ 38 được tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra. Ông chuyển lời của Thủ tướng khen Bộ KH-CN từ đầu nhiệm kỳ đã có nhiều nỗ lực, cố gắng thực hiện nhiệm vụ được giao.

{keywords}
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng. Ảnh: Nhật Bắc

“Một trong những kết quả ấn tượng là hồi tháng 6 vừa qua, tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới đã công bố Việt Nam tăng 12 bậc trên bảng xếp hạng toàn cầu về “Chỉ số đổi mới sáng tạo”, ông dẫn dụ.

Tuy nhiên, ông cũng cho hay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu Bộ tiếp tục tập trung, nỗ lực triển khai một số vấn đề theo tinh thần đổi mới sáng tạo hơn nữa.

DN tốn gần 30 triệu ngày công và gần 15.000 tỷ đồng

Riêng kiểm tra chuyên ngành, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng truyền đạt ý kiến của Thủ tướng ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của bộ trong việc đẩy mạnh cải cách, cắt giảm danh mục hàng hóa có nguy cơ mất an toàn.

“Bộ rất nghiêm túc, cầu thị, trách nhiệm, vừa qua bộ đã chủ trì cùng 12 bộ tổ chức hội thảo 3 ngày tại Vĩnh Phúc, qua đó cam kết giảm 50% số mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2, đồng thời cam kết chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, tăng cường công nhận lẫn nhau, áp dụng quản lý rủi ro”, Chủ nhiệm VPCP nói.

{keywords}
Ảnh: Nhật Bắc

Ông nêu lại bất cập, trung bình một năm các DN phải mất gần 30 triệu ngày công và chi phí gần 15.000 tỷ đồng cho kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. 

Hiện có gần 100.000 mặt hàng phải kiểm tra khi thông quan, con số rất lớn, kiểm tra rất nhiều nhưng tỷ lệ phát hiện vi phạm rất ít, chỉ khoảng 0,06%.

Bộ trưởng nhấn mạnh tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, Chính phủ là giảm tối đa tình trạng chồng chéo trong kiểm tra, một mặt hàng chỉ giao 1 đầu mối quản lý.

“Một dây chuyền sản xuất ô tô, đã kiểm tra khi nhập khẩu rồi nhưng khi lắp ráp xong ở nhà máy thì bộ khác lại đến kiểm tra lần nữa. Hay cần cẩu thì phần dưới thuộc trách nhiệm của Bộ GTVT, phần trên của Bộ LĐ-TB-XH là không ổn” Bộ trưởng Dũng nói.

Chủ nhiệm VPCP cũng lưu ý việc tiếp tục rà soát, sớm công bố các quy chuẩn quốc gia với hàng hóa để có căn cứ kiểm tra hàng hóa...

Trình độ lớp 4 đi kiểm tra trình độ lớp 10

Tiếp lời, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam ví von việc kiểm tra chuyên ngành đối với các hàng hóa như Iphone 8 chẳng khác nào “ta trình độ lớp 4 đi kiểm tra người ta trình độ lớp 10”.

Theo ông việc chuyển cơ chế tiền kiểm sang hậu kiểm có ý nghĩa lớn với việc giảm chi phí xã hội, để DN phải tự chịu trách nhiệm đến cùng với sản phẩm của mình trên cơ sở xã hội kiểm soát. Như vậy hiệu quả hơn việc nhà nước “mang tiếng” vì việc kiểm tra hình thức mà người dân vẫn chịu khổ vì hàng hoá kém chất lượng.

Viện trưởng Kinh tế cho rằng, vai trò của Bộ KH-CN là chịu trách nhiệm xây dựng bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn đo lường chất lượng làm căn cứ đánh giá, so sánh. Đó là căn cứ minh bạch giúp cho những DN làm ăn đàng hoàng mới có thể sống được, kết thúc “thời đại hàng TQ giá rẻ, giả, nhái”.

Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn cho rằng, việc nhà nước độc quyền với hoạt động kiểm tra, kiểm định, xác nhận chất lượng hàng hóa đang tạo nên chi phí lớn, nhũng nhiễu, tiêu cực. Chính vì vậy, mới có chuyện tréo ngoe, DN nhập hàng ở phía Nam phải cầm sản phẩm ra Bắc để làm thủ tục kiểm tra, xác nhận, tốn kém và hình thức.

“Có những hãng cung cấp sản phẩm đạt tiêu chuẩn châu Âu, hàng sản xuất từ những nước G7 mà đưa sang Việt Nam lại không đạt tiêu chuẩn”, ông dẫn chứng nghịch lý và đề nghị áp dụng cách thức tương tự Đài Loan, quy định hàng hóa đến từ những nước có trình độ phát triển cao như vậy, có chứng nhận tiêu chuẩn ở đó thì đưa vào Việt Nam không cần kiểm tra.

Đồng tình, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: “Sản phẩm của các nước G7 về mà ta nói là không đảm bảo tiêu chuẩn thì rõ buồn cười, tạo nên sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng với người đối thoại”.

Bộ trưởng Bộ KH-CN Chu Ngọc Anh cho rằng, buổi kiểm tra là cơ hội để Bộ lắng nghe phản hồi từ thực tiễn, từ các bộ ngành và các DN, từ đó tiếp tục nỗ lực góp phần xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN.

“Chúng tôi sẽ cùng tổ công tác của Thủ tướng, VPCP tăng cường phối hợp, đôn đốc các bộ trong việc đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành”, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nói.

Doanh nghiệp kêu phải vắt chân lên cổ chạy thủ tục

Doanh nghiệp kêu phải vắt chân lên cổ chạy thủ tục

Doanh nghiệp kêu phải chạy vắt chân lên cổ may ra mới kịp làm giấy phép xuất nhập khẩu chỉ vì thủ tục kiểm tra chuyên ngành quá rắc rối.

DN tốn 28,6 triệu ngày, 14.300 tỷ/năm để kiểm tra hàng hóa

DN tốn 28,6 triệu ngày, 14.300 tỷ/năm để kiểm tra hàng hóa

Có 100.000 mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành, mỗi năm DN phải bỏ ra 28,6 triệu ngày công, chi phí 14.300 tỷ đồng để làm các thủ tục này.

'Có thủ tục là có làm khó, có đánh chén'

'Có thủ tục là có làm khó, có đánh chén'

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhấn mạnh: “Quá nhiều thủ tục, thủ tục gắn với lợi ích, có thủ tục là có làm khó, là có đánh chén”.

Thủ tướng yêu cầu Hải quan Hải Phòng báo cáo việc nhận phong bì

Thủ tướng yêu cầu Hải quan Hải Phòng báo cáo việc nhận phong bì

Thủ tướng yêu cầu Hải quan Hải Phòng và Tổng cục Hải quan chấn chỉnh, tránh việc như báo chí nêu nhận phong bao, phong bì của DN.

Thủ tướng nhắc các bộ chấn chỉnh việc kiểm tra chuyên ngành

Thủ tướng nhắc các bộ chấn chỉnh việc kiểm tra chuyên ngành

Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan cần chấn chỉnh việc “co kéo lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, lợi ích ngành”.

Thu Hằng