- Kỷ niệm 72 năm Quốc khánh 2/9, Trung tướng Phạm Hồng Cư (nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị) nhớ lại từng chi tiết nhỏ trong ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

Mang "lời thề độc lập", trải qua hai cuộc kháng chiến, đến nay Trung tướng Phạm Hồng Cư là một trong những nhân chứng cuối cùng tham dự buổi lễ Độc lập.

91 tuổi, đi lại khó khăn nhưng khi được hỏi về ký ức khi xưa, Tướng Cư bỗng phấn chấn, giọng sang sảng không khác thời trẻ.

Ngồi bên hiên nhà, kể về giờ phút lịch sử đó, ông gần như còn nhớ đến từng chi tiết nhỏ trong ngày Bác đọc Tuyên ngôn độc lập. 

...72 năm trước, Phạm Hồng Cư là chiến sĩ vừa tròn 20 tuổi thuộc đội tự vệ chiến đấu, cứu quốc Hoàng Diệu (bộ đội địa phương đầu tiên của Hà Nội) do Thành ủy thành lập sau Cách mạng tháng 8.

Nhiệm vụ của đội là bảo vệ các cơ quan lãnh đạo Đảng và Mặt trận Việt Minh ở cấp TƯ. Vừa thành lập được vài ngày, đội của ông được giao trọng trách bảo vệ lễ đài trên quảng trường Ba Đình - nơi Chính phủ lâm thời ra mắt và Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

{keywords}
Trung tướng Phạm Hồng Cư

Ông nhớ lại, hôm đó trời thu Hà Nội tràn ngập trong nắng với rừng cờ đỏ sao vàng. Biểu ngữ bằng 5 thứ tiếng được treo khắp nơi, người người đổ xuống đường, Hà Nội chưa bao giờ hồ hởi như thế.

Tham gia mít tinh gồm đủ các thành phần, tầng lớp xã hội, công nhân đồng phục quần xanh áo trắng, dân quân ngoại thành áo nâu thắt lưng chẽn, phụ nữ nông thôn đầu vấn tóc mặc áo tứ thân, phụ nữ thủ đô thướt tha trong tà áo dài, thanh niên áo sơ mi cộc quần ngắn, các cháu thiếu nhi nhảy múa theo nhịp trống, các cụ phụ lão, các nhà sư, các cố đạo đều có.

Lễ diễn ra vào buổi chiều mồng 2/9, nhưng đội của ông đã có mặt từ đêm hôm trước để chuẩn bị. Đơn vị cử hai trung đội để bảo vệ trực tiếp lễ đài, một trung đội đứng sát ngay lễ đài và một trung đội chia đều ra khắp các đường và các điểm cao xung quanh để bảo vệ từ xa.

“Tôi cùng với anh Hoàng Phương (một trong những chỉ huy của trung đội) đứng ngay gần lễ đài, vì chúng tôi phụ trách phần kéo cờ”.

Chiều 2/9, ông cùng đồng đội được chứng kiến cảnh tượng chưa từng thấy, cuộc mít tinh lớn tại Quảng trường Ba Đình - đây cũng là lần đầu tiên ông được gặp Bác Hồ.

{keywords}

Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh tư liệu

“Tại quảng trường, chúng tôi đứng xếp hàng nghiêm trang dưới lá cờ Tổ quốc, chờ đợi giây phút trọng đại của dân tộc” ông hào hứng nhớ lại. Từ phía đường Điện Biên Phủ, một đoàn xe ô tô màu đen, hai bên có công an đi xe đạp bảo vệ.

Đến trước lễ đài có đoàn đại biểu Chính phủ lâm thời. Các vị lãnh đạo như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thủ tướng Phạm Văn Đồng mặc vest màu đen, một cụ già mặc bộ đồ kaki trắng, chân đi dép cao su bước ra. Tất cả mọi người đều nhường chỗ cho cụ.

“Lúc ấy, anh Phương đứng cạnh huých vào tay tôi hỏi nhỏ: Cậu có biết người ấy là ai không? Tôi lắc đầu, thì anh Phương nói: ông cụ là Nguyễn Ái Quốc đấy”.

Nói xong, ông lại thổn thức: “Bác Hồ thì ai chả nghe nói đến nhưng có phải ai cũng được gặp mặt đâu. Chúng tôi còn trẻ, chỉ được nghe kể về Bác nên khi biết đó chính là Bác Hồ thì anh em chúng tôi ai cũng không kìm nổi nước mắt. Người thì rưng rưng, còn tôi thì òa lên sung sướng".

{keywords}

Đứng trên khán đài, Bác nói giọng âm vang như chuông pha chút nắng gió của giọng miền Trung xứ Nghệ, cả quảng trường im lặng nghe Người nói.

Sau khi Bác đọc Tuyên ngôn độc lập thì đến nghi lễ “Lời thề độc lập”, nhớ như in lời thề Tướng Cư dõng dạc đọc lại hùng hồn: “Thứ nhất ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh; Thứ hai là kiên quyết chống lại sự xâm lược của giặc Pháp mà nếu giặc Pháp trở lại thì không đi lính cho Pháp, không bán hàng cho Pháp, không dẫn đường cho Pháp”.

Sau mỗi lời thề tất cả chúng tôi lại giơ tay: “Xin thề”. Khi giơ tay thề, nước mắt tôi và đồng đội cứ thế trào ra. Chúng tôi xúc động là bởi vì từ thời khắc đó nước ta không còn là một nước nô lệ, mất nước. Nước ta đã hoàn toàn độc lập....”.

Những lời nói, tư tưởng của Người trong bản Tuyên ngôn Độc lập đã thấm sâu trong tâm trí tôi từ đó.  

"Chúng tôi đã thấy giá trị của độc lập, trách nhiệm phải bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập mới giành được.

Bước tiếp vào 2 cuộc kháng chiến, 30/4/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, hành trình hơn 10.000 ngày thực hiện lời thề của chúng tôi đã hoàn thành" - lời Tướng Cư.

Vận nước ngàn cân treo sợi tóc

Vận nước ngàn cân treo sợi tóc

Bảy thập kỉ đã qua, giá trị lịch sử của Toàn quốc kháng chiến vẫn vẹn nguyên, nhất là trong thời kỳ đất nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chặn đứng âm mưu lật đổ Chính phủ Hồ Chí Minh

Chặn đứng âm mưu lật đổ Chính phủ Hồ Chí Minh

Theo hồi ức của Đại tá Trần Tấn Nghĩa, cuối tháng 6 năm 1946, lãnh đạo Nha Công an Trung ương nhận được thông tin nghiêm trọng...

Những nỗ lực ngoại giao ngăn chặn chiến tranh

Những nỗ lực ngoại giao ngăn chặn chiến tranh

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời trong bối cảnh trật tự thế giới mới đang hình thành sau Đệ nhị thế chiến. 

Tướng Vịnh nói về quan hệ đặc biệt của cha với Bác Hồ

Tướng Vịnh nói về quan hệ đặc biệt của cha với Bác Hồ

Mỗi lần gặp Bác Hồ, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đều đút bao thuốc của Bác vào túi rất “tự nhiên” rồi về khoe với mọi người.

Buổi phát thanh đặc biệt 2/9/1945

Buổi phát thanh đặc biệt 2/9/1945

Chỉ với 1 máy phát tín hiệu morse cũ kỹ được cải tiến thành… máy phát thanh, họ đã “thử” phát sóng bằng phát thật trực tiếp lễ Quốc khánh ở Quảng trường Ba Đình.

Tuyên ngôn độc lập và hướng đi của thời đại

Tuyên ngôn độc lập và hướng đi của thời đại

"Những gì đã cũ kỹ, hư hỏng" sẽ chống lại quyết liệt, và sẽ là lực cản ghê gớm cho sự xuất hiện "những cái mới mẻ, tốt tươi". Cho nên, dân chủ và tự do không thể là ân huệ được ban phát mà là phải đấu tranh.

Trần Thường (ghi)