Các hoạt động kinh tế còn tập trung nhiều vào trong nội đô Hà Nội sau 10 năm mở rộng địa giới. Điều đó thể hiện qua việc giao thông quá tải dẫn đến tắc nghẽn, ô nhiễm môi trường.

Sáng nay, UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị góp ý hoàn thành báo cáo tổng kết 10 năm về việc mở rộng địa giới hành chính TP Hà Nội.

Theo báo cáo của TP, từ khi hợp nhất đến nay, thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội tăng 2,3 lần (từ 1.697 USD lên 3.910 USD). Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng, đạt trung bình 7,41%/năm.

{keywords}
Chủ tịch HN Nguyễn Đức Chung chủ trì hội nghị góp ý vào báo cáo tổng kết 10 năm việc mở rộng địa giới hành chính TP Hà Nội

Về sắp xếp, tổ chức bộ máy, đã luân chuyển trên 130 lượt cán bộ thuộc diện Thành ủy quản lý về làm Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch các quận, huyện, thị xã, bảo đảm tập trung dân chủ, không cục bộ địa phương. Bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều thay đổi, tạo diện mạo mới cho Thủ đô sau 10 năm phát triển.

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu. Sự chênh lệch về mức độ phát triển giữa các vùng miền, dân số nông thôn lớn, tỷ lệ hộ nghèo cao, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ và còn thiếu.

Ngoài ra, việc sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ với số lượng nhiều (nhất là lãnh đạo cấp sở, ngành), chất lượng chưa đồng đều, trụ sở làm việc phân tán.

Bí bách trước khi sáp nhập

Góp ý kiến, Phó trưởng ban thường trực Ban Kinh tế TƯ Cao Đức Phát nhận định, sau 10 năm diện mạo Thủ đô có sự thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt là cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, ông Phát cũng cho rằng, thành phố cần phải thẳng thắn nhìn rõ những tồn tại chưa thực hiện được khi thực hiện chủ trương mở rộng địa giới hành chính. Theo ông, TP chưa hình thành những khu vực kinh tế điển hình, đặc biệt những khu đô thị vệ tinh để kéo giãn mật độ dân số trong nội thành.

“Tôi cảm nhận, chúng ta còn tập trung các hoạt động kinh tế nhiều vào trong nội đô. Điều đó thể hiện qua việc giao thông quá tải dẫn đến tắc nghẽn, ô nhiễm môi trường còn tồn tại trong khu vực nội thành”, ông Phát nói.

{keywords}
Các đại biểu góp ý kiến tại hội nghị

Phó chủ nhiệm VPQH Đỗ Mạnh Hùng nhớ lại thời điểm cách đây 10 năm khi QH phát phiếu thăm dò ý kiến về Nghị quyết 15, ông và nhiều đại biểu điền vào nội dung chưa tán thành việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô vì còn nhiều băn khoăn. Nhưng sau nhiều buổi thảo luận, vấn đề được nhận thức rõ hơn và Quốc hội đã thông qua Nghị quyết với tỷ lệ trên 92% đại biểu tán thành.

“Với những gì TP đạt được như hiện nay, tôi chắc chắn rằng các đại biểu tán thành Nghị quyết 15 như tôi sẽ rất hài lòng”, ông Hùng nói.

Nguyên GĐ Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội Tô Anh Tuấn cho rằng, với địa giới hành chính của Hà Nội trước khi sáp nhập, nhiều lúc thấy bí bách vì không đủ không gian để phát triển. Còn với không gian mở rộng, TP có nhiều điều kiện phát triển thành trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của cả nước.

Ông Tuấn cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, trong đó có việc hình thành nhiều khu đô thị nhưng chưa có khu đô thị nào đồng bộ, đủ thu hút dân cư, góp phần giải tỏa, gánh đỡ cho nội đô.

GĐ Sở LĐTB&XH Khuất Văn Thành thì cho rằng, điểm nổi bật nhất trong 10 năm qua là hạ tầng kỹ thuật của TP được đầu tư rất mạnh, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt.

{keywords}
GĐ Sở LĐTB&XH Hà Nội Khuất Văn Thành

Ông Thành nhớ lại thời còn làm Bí thư huyện Hoài Đức hơn 10 năm trước: "Trước đây đi lại rất khổ, tôi từ Hà Đông đi làm mà qua đường Láng - Hoà Lạc đang làm, đường 70 thì không có chỗ, có khi mất 2 tiếng mới tới nơi. Còn bây giờ hạ tầng rất đẹp, khang trang".

Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, chiều nay lãnh đạo TP sẽ họp để tiếp thu những ý kiến đóng góp của các đại biểu bổ sung vào báo cáo 10 năm thực hiện việc mở rộng này.

Hà Nội đang trả giá vì băm nát quy hoạch

Hà Nội đang trả giá vì băm nát quy hoạch

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, TP đang phải trả giá vì đã băm nát quy hoạch. 

Chung cư cao tầng ở trung tâm, mỗi nhà giàu 2 ôtô đi đường nào?

Chung cư cao tầng ở trung tâm, mỗi nhà giàu 2 ôtô đi đường nào?

Không lý thuyết quy hoạch nào cho phép xây chung cư 50 tầng ở ngay Giảng Võ, mà mỗi nhà giàu 2 ô tô thì đi đường nào - Thủ tướng gay gắt.

Cả làng lên Hà Nội bán kẹo lạc: Đường tắc đến thế kỷ sau

Cả làng lên Hà Nội bán kẹo lạc: Đường tắc đến thế kỷ sau

Nếu tiếp tục chỉ tập trung đầu tư cho thành phố, không có giải pháp quyết liệt thì đường Hà Nội sẽ còn tắc lâu dài.

Ngột ngạt Hà Nội: 4 vạn dân 'chui' vào 1 phường

Ngột ngạt Hà Nội: 4 vạn dân 'chui' vào 1 phường

Trước khi lên phường, Hoàng Liệt là xã thuần nông với khoảng 4.500 hộ (gần 14.000 người). Nhưng trong 5 năm qua, do chung cư mọc lên rầm rộ nên dân số của phường tăng đột biến.

Siêu cao tầng trong phố: Trên comple dưới chân đất

Siêu cao tầng trong phố: Trên comple dưới chân đất

Dựng thêm nhiều tòa nhà hiện đại, chọc trời trên khuôn viên quá chật hẹp, không đồng bộ, chẳng khác gì mặc comple mà đi chân đất.

Hương Quỳnh