- Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viết trang cảm tưởng trong lễ khai mạc triển lãm nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng bí thư Lê Duẩn.

Tại lễ khai mạc triển lãm Tổng bí thư Lê Duẩn - Cuộc đời và sự nghiệp nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh chiều nay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã viết những dòng cảm tưởng về bậc tiền bối đáng kính.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, cố Tổng bí thư Lê Duẩn là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và nhân dân, người học trò lỗi lạc, tuyệt đối trung thành, kế tục xuất sắc lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

{keywords}

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cắt băng tại lễ khai mạc triển lãm Tổng bí thư Lê Duẩn - Cuộc đời và sự nghiệp nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh

“Với gần 60 năm hoạt động cách mạng, đồng chí đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cho tự do, hạnh phúc của nhân dân và cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viết.

Tổng bí thư khẳng định, Đảng và nhân dân mãi tự hào và biết ơn sâu sắc công lao to lớn và cống hiến xuất sắc của Tổng bí thư Lê Duẩn.

{keywords}

Gần 300 bức ảnh, tài liệu và hiện vật, triển lãm giới thiệu một cách khái quát về thân thế và sự nghiệp cách mạng cũng như những đóng góp to lớn của Tổng bí thư Lê Duẩn đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Đóng góp to lớn 

Với gần 300 bức ảnh, tài liệu và hiện vật, triển lãm giới thiệu một cách khái quát về thân thế và sự nghiệp cách mạng cũng như những đóng góp to lớn của Tổng bí thư Lê Duẩn đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước trong hơn nửa thế kỷ hào hùng và oanh liệt.

Triển lãm chia làm 5 phần. Phần 1 giới thiệu về quê hương, gia đình, tuổi trẻ của cố Tổng bí thư Lê Duẩn. 

Phần 2 là quá trình trưởng thành trong cách mạng. Trong giai đoạn này, ông từng bị kết án 20 năm tù, bị tra tấn đòn roi qua các nhà tù Hoả Lò, Sơn La, Côn Đảo.

{keywords}

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viết cảm tưởng

Phần 3 là chặng đường 9 năm lãnh đạo cách mạng tại Nam Bộ (1946-1957). Năm 1950, Tổng bí thư Lê Duẩn kết hôn lần 2 với bà Nguyễn Thuỵ Nga. 

Phần 4 là chặng đường 18 năm ông lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Phần cuối là lãnh đạo nhân dân cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

{keywords}

Tổng bí thư Lê Duẩn và người bạn đời Nguyễn Thuỵ Nga. Năm 1950 được đoàn thể cho phép, ông xây dựng gia đình lần thứ 2 với bà Nguyễn Thuỵ Nga


{keywords}

Hộ chiếu của ông Lê Duẩn để đi từ Campuchia đến Hồng Kông qua Quảng Châu, Trung Quốc về Hà Nội ngày 29/5/1957


{keywords}

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bí thư thứ nhất Lê Duẩn cùng các thành viên trong Bộ Chính trị họp bàn và ra nghị quyết về "Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa" vào dịp Tết Mậu Thân 1968 (Hà Nội ngày 28/12/1967)


{keywords}

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn và Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh cùng các cháu thiếu nhi tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội 1968


{keywords}

Bí thư thứ nhất Lê Duẩn và các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên lễ đài mừng chiến thắng của nhân dân Thủ đô Hà Nội (7/5/1975)


{keywords}

Tổng bí thư Lê Duẩn cùng Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ, Luật sư Trịnh Đình Thảo và Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam Hoàng Quốc Việt trong giờ nghỉ của đại hội mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (TP.HCM 1977)


{keywords}

Bí thư thứ nhất Lê Duẩn với các con gái  Lê Minh Cừ, Lê Tuyết Hồng, Lê Thị Muội và Lê Vũ Anh (Hà Nội năm 1970)


{keywords}

Bí thư thứ nhất Lê Duẩn và những người thân trong gia đình (Hà Nội năm 1965)


{keywords}

Tổng Bí thư Lê Duẩn và các con trai Lê Hãn, Lê Kiên Thành, Lê Kiên Trung (Hà Nội 1978)


{keywords}

Điện thoại của cố Tổng bí thư dùng tại nhà riêng số 6 Hoàng Diệu, Hà Nội


{keywords}

Mũ bảo hộ lao động ông dùng khi đi công tác ở các công trường


{keywords}

Một bạn trẻ tìm hiểu tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp trong triển lãm 


{keywords}

Phạm Hải - Thúy Hạnh