- Có lẽ DN nào cũng muốn nêu cái khó với Thủ tướng nhưng nên tập trung vào vấn đề cơ bản thì Thủ tướng mới giải quyết được.

Trước thềm đối thoại của Thủ tướng với DN năm 2017, Phó chủ tịch Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) Trần Khắc Tâm chia sẻ, cuộc đối thoại năm ngoái đã mang lại nhiều hiệu ứng trong cộng đồng DN. 

Hiệu ứng đầu tiên là DN nhận thấy quyết tâm của Chính phủ nhiệm kỳ mới, đặc biệt là với cá nhân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bởi cuộc đối thoại này diễn ra ngay sau khi Thủ tướng nhậm chức và tuyên thệ trước QH.

{keywords}
Thủ tướng với các doanh nhân tại cuộc đối thoại năm 2016. Ảnh: VGP

Với tuyên bố xây dựng Chính phủ liêm chính, hành động và kiến tạo phát triển, trực tiếp Thủ tướng đã tham gia nhiều cuộc đối thoại, trò chuyện với cộng đồng DN, có những chỉ đạo cụ thể để tháo gỡ khó khăn, thực hiện lời hứa tạo mọi điều kiện tốt nhất để DN đầu tư sản xuất kinh doanh.

“Có lẽ từ niềm tin này nên năm 2016, số lượng DN đăng ký thành lập mới đạt kỷ lục, với 11 vạn DN khai sinh trong 1 năm” - lời ông Tâm.

Ông cho biết, sau đối thoại, các kiến nghị của cộng đồng DN đã được thể chế hóa tại Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020. Nghị quyết này đã giao nhiệm vụ cho 18 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ và VCCI triển khai thực hiện.

{keywords}
Ông Trần Khắc Tâm. Ảnh: Hoàng Long

“Tôi được biết, Chính phủ đã ban hành 50 nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh theo luật Đầu tư và luật DN, trong đó tập trung cắt giảm nhiều thủ tục, giấy phép, tạo thuận lợi cho DN. Đây là nền tảng pháp lý cơ bản cho sự phát triển của cộng đồng DN trong giai đoạn tới” - ông Tâm nhìn nhận.

Tại cuộc đối thoại lần trước, ông có chia sẻ mong muốn Thủ tướng chỉ đạo dọn "rừng đinh" 7.000 giấy phép con. Vậy qua 1 năm ông thấy mong muốn của mình đã thành hiện thực?

- Mong muốn là như vậy và trên thực tế đã có những dấu hiệu rất đáng mừng, nhưng nếu hỏi là hài lòng chưa và mong muốn đã thành hiện thực chưa thì phải nói thật là chưa.

Tôi có đọc báo cáo của Bộ KH&ĐT cho thấy có 4.527/4.723 thủ tục hành chính (đạt tỷ lệ 95,85%) đã được đơn giản hoá; tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, góp phần tiết kiệm chi phí và phòng, chống tiêu cực, tham nhũng...

Tuy vậy, giữa sự cắt giảm thủ tục trên trên giấy tờ và trên thực tế vẫn còn khoảng cách. Không ít thủ tục liên quan đến thành lập DN, đến sản xuất, kinh doanh vẫn còn rườm rà.

Cái khó nhất của DN tư nhân hiện nay là thiếu các thông tin định hướng, các phân tích về thị trường, cơ hội làm ăn; thiếu sự trợ giúp để nâng cao năng lực quản trị DN…

Bên cạnh đó việc tiếp cận vốn ngân hàng vẫn là nỗi khổ của nhiều DN, bởi thủ tục hành chính, điều kiện cho vay vẫn rất khó khăn, lãi suất vẫn ở mức cao.

Ban chấp hành TƯ vừa ban hành nghị quyết quan trọng, khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân đối với phát triển đất nước. Tôi rất mong muốn tinh thần của các nghị quyết TƯ 5 tới đây sẽ được tất cả các cấp ủy Đảng, chính quyền nhận thức một cách sâu sắc, qua đó biến thành hành động của lãnh đạo chính quyền các cấp, đặc biệt là ở địa phương.

Tôi đề nghị duy trì thường xuyên các cuộc đối thoại của Thủ tướng, lãnh đạo các bộ, ngành với cộng đồng DN. 

Hy vọng đối thoại sẽ thể hiện tinh thần Nghị quyết hội nghị TƯ 5

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Lộc Trời vừa trở về sau chuyến đi tháp tùng Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm cấp Nhà nước Trung Quốc.

Ông Thòn cho biết dự định sẽ mang kết quả có được từ chuyến thăm là bản thỏa thuận ký kết hợp tác với một DN hàng đầu Trung Quốc về lúa gạo để đặt hàng chính sách, cơ chế của Chính phủ cho DN mở thị trường xuất khẩu, làm thương hiệu gạo liên doanh với phía bạn thành công.

{keywords}
Ông Huỳnh Văn Thòn. Ảnh: Lê Anh Dũng

Là lãnh đạo DN tư nhân, ông Thòn nói có nhiều khó khăn nhưng cái khó cũng hiểu được từ hai chiều.

"Khó khăn nhiều quá đi, chúng tôi không biết chọn ưu tiên nói gì với Thủ tướng đây. Khó nhiều quá. Nhưng chúng tôi biết Thủ tướng cũng có nhiều cái khó dữ lắm, chứ không dễ đâu. Ở góc độ DN, chúng tôi mong chờ hợp tác, cầu thị cùng nhau hợp sức. Có lẽ DN nào cũng muốn nêu cái khó với Thủ tướng để có giải pháp nhưng nên ít thôi, mỗi người một chuyện, tập trung vào một vấn đề lớn, cơ bản thì Thủ tướng mới giải quyết được", ông Thòn nói.

Ông chủ DN lúa gạo này mong muốn cơ chế tạo điều kiện phát triển nông nghiệp bền vững, nâng tầm về chất lượng, thương hiệu, giá trị hàng hóa nông sản.

"Chúng tôi cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, hỗ trợ cho DN trong vấn đề tổ chức sản xuất, các điều kiện về thủ tục pháp lý, điều kiện hạ tầng cơ sở khoa học công nghệ vì nó sẽ nằm trong dự án nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp 2 nước", ông Thòn chia sẻ.

Ngoài ra, ông kỳ vọng các cơ chế tháo gỡ cho thị trường lúa gạo nội địa, xem xét lại thuế tiêu thụ đối với mặt hàng gạo nội địa có thương hiệu, để mức thuế suất giữa gạo truyền thống và thương hiệu phải ngang nhau, bình đẳng. Nếu không sẽ không phát huy, khuyến khích các DN kinh doanh gạo có thương hiệu.

"Tôi hy vọng đối thoại lần này sẽ thể hiện tinh thần nghị quyết hội nghị TƯ 5 vừa qua, đó là Chính phủ kiến tạo, phục vụ tạo điều kiện cho DN phát triển, quan tâm đến cả nền kinh tế, đặc biệt lực lượng DN nhỏ, đảm bảo cho toàn thể cộng đồng DN bình đẳng, cùng hỗ trợ nhau phát triển", ông Thòn nói.

'Không làm thì phải đổi lãnh đạo thôi'

'Không làm thì phải đổi lãnh đạo thôi'

Bộ nào, sếp tập đoàn nào không làm, làm chậm và làm thất thoát trong cổ phần hóa thì phải xử lý. Nếu không làm thì phải đổi lãnh đạo thôi - Thủ tướng nói.

'Cấp trên không cần các đồng chí đem tiền bạc tới, làm việc này khác'

'Cấp trên không cần các đồng chí đem tiền bạc tới, làm việc này khác'

Người quản lý phải không tham nhũng... Cấp trên các đồng chí không có nhu cầu phải đem tiền bạc tới để làm việc này việc khác, Thủ tướng nhắc nhở.

1 năm tiếp 4 đoàn thanh tra, kiểm tra

1 năm tiếp 4 đoàn thanh tra, kiểm tra

Năm ngoái, công ty cổ phần Xuất nhập khẩu dịch vụ và Đầu tư Việt Nam được 4 đoàn tới thanh kiểm tra với nội dung gần như nhau.

Chờ đợi tinh thần phục vụ của Nhà nước

Chờ đợi tinh thần phục vụ của Nhà nước

Doanh nghiệp đang chờ đợi cuộc đối thoại với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 29/4 tới.

Thu Hằng - Văn Bình