- Làm sao để người dân nói hết tâm tư nguyện vọng, dù họ nói rát lòng thế nào cũng phải có cơ chế để lắng nghe, tiếp thu, giải quyết, Phó chủ tịch MTTQ TP.HCM Trần Tấn Ngời bày tỏ.

Sáng nay, UB TƯ MTTQ VN tổ chức tại Hà Nội tọa đàm nâng cao chất lượng công tác nắm bắt, tập hợp phản ảnh ý kiến, kiến nghị của nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Chủ tịch UB TƯ MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân đặt vấn đề: “Làm thế nào để biết được nhân dân đang nghĩ gì, mong muốn gì?”.

{keywords}

Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân


Theo ông, tìm hiểu những gì người dân nghĩ và mong muốn vừa là nhu cầu, vừa là chức năng của MTTQ. Mặt trận phải biết nhân dân đang nghĩ gì và đây cũng là cốt lõi trong công tác giám sát của MTTQ VN. 

“Ý kiến của nhân dân về các chủ trương của Đảng, Nhà nước, những sáng kiến giúp đất nước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc là trọng tâm của yêu cầu này”, Chủ tịch MTTQ VN nói.

Phó chủ tịch MTTQ TP.HCM Trần Tấn Ngời nêu thực tế hiện nay không ít  ý kiến của người dân tỏ ra “nản lòng”. Ông kể có nhiều cử tri nói với ông: "Nói bây giờ để làm cái gì khi ý kiến của người dân không được tiếp thu giải quyết thấu đáo”. 

Ông đề nghị: “Phải có cơ chế gì đó để người dân mở miệng ra”.

Theo ông Ngời, có những người là "cây đa, cây đề" nói nhiều vấn đề rất tâm tư nhưng tiếp thu, giải quyết như thế nào lại là chuyện còn nhiều hạn chế.

{keywords}

Phó chủ tịch MTTQ TP.HCM Trần Tấn Ngời

“Có những chuyện chúng tôi tập hợp nhưng không dám nói. Cho nên phải làm sao để người dân nói hết tâm tư nguyện vọng của mình, dù họ có nói rát lòng như thế nào thì cũng phải có cơ chế để lắng nghe, tiếp thu, giải quyết”, Phó Chủ tịch MTTQ TP.HCM nói.

“Tôi thấy anh Ngời nói rất thật. Dân chủ là phải để người ta mở miệng ra. Một cơ thể bệnh tật thì phải nói ra bệnh người ta mới biết đường chữa bệnh”, ông Đỗ Văn Đương, Phó Ban Dân nguyện của QH nhấn mạnh.

Ông nêu thực tế trong quá trình ông làm ĐBQH tại TP.HCM, có nhiều vấn đề người dân không dám nói hoặc nói mãi không ai nghe. 

Ông dẫn chứng ngay dự án sân gôn ở Tân Sơn Nhất nói mãi nhưng không giải quyết để bây giờ quá tải cả trên trời, cả dưới đất. 

“Có các bác cựu chiến binh phản ánh thì bị phường gọi lên kiểm điểm”, ông Đương kể.

Giám sát còn cưỡi ngựa xem hoa

Phó Ban Dân nguyện QH chỉ ra thực tế hiện nay việc tập hợp ý kiến của người dân không đúng ý dân. “Người ta nói cụ thể mình lại tập hợp chung chung nên đưa giải pháp chung chung, làm cũng được không làm cũng được. Trong khi vấn đề quan trọng là giải quyết các ý kiến đó”, ông chỉ ra.

{keywords}
Phó Ban Dân nguyện của QH Đỗ Văn Đương

Ông Đương cũng nêu tình trạng luật khung, luật ống muốn thực hiện phải chờ nghị định, thông tư, trong khi những vấn đề liên quan trực tiếp đến dân nằm ở thông tư, nghị định.

“Có những lá đơn đọc đẫm nước mắt. Như trường hợp 4 người hy sinh trong cùng 1 hầm nhưng 3 người được công nhận liệt sỹ còn 1 người thì không vì vướng thông tư”, ông dẫn chứng.

Ông Đương nêu lại hàng loạt bức xúc của cử tri hiện nay như việc bổ nhiệm, đề bạt cán bộ cấp cao, tuyển dụng công chức là người nhà. Đặc biệt vụ Trịnh Xuân Thanh làm ăn thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng nhưng vẫn được bổ nhiệm giữ chức vụ quan trọng, hay tình trạng nhiều công trình thua lỗ ngàn tỷ còn đắp chiếu.

Thực tế bức xúc là vậy nhưng giám sát như cưỡi ngựa xem hoa nên chất lượng giám sát hạn chế, kiến nghị sau giám sát cũng chung chung, tiếp thu cũng vậy mà không cũng chẳng sao.

Người đứng đầu phải như ông Bao Công

Ông Đương đề nghị các báo cáo tổng hợp ý kiến của cử tri, bên cạnh những vấn đề chung cần có một danh sách về vấn đề cụ thể để đến tận tay ĐBQH yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét..

Ông cho rằng, nếu các ý kiến của cử tri chỉ tổng hợp theo kiểu “đánh trống bỏ dùi thì ĐBQH, MTTQ chỉ giống chim bồ câu đưa thư”.

“Nhân dân là lưới trời lồng lộng, MTTQ là nơi tập hợp thì phải có giải pháp tăng cường giám sát, kích hoạt các cảm biến xã hội để các kiến nghị đi vào thực tế, không để bất cứ rào cản nào làm ảnh hưởng đến việc đưa ý kiến người dân đến được các cơ quan thẩm quyền. Phải tăng cường giám sát việc thực hiện những kiến nghị sau giám sát, tránh tình trạng buông xuôi, ném đá ao bèo”, ông Đương nói.

Phó chủ tịch MTTQ VN Lê Bá Trình cũng đề xuất mở rộng, tăng cường các hình thức thu thập ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, dư luận xã hội từ Trung ương đến cơ sở thông qua việc tập hợp ý kiến của cử tri và nhân dân trước kỳ họp của QH và HĐND các cấp. 

“Mở chuyên mục thu thập ý kiến của nhân dân trên cổng thông tin điện tử của Mặt trận và trên mạng xã hội như facebook… để tập hợp, đặc biệt là những thời điểm có tình hình nóng bỏng xảy ra cần phải tập hợp thông tin kịp thời”, Phó Chủ tịch Lê Bá Trình đề nghị.

Ông Nguyễn Túc, ủy viên Đoàn chủ tịch đề nghị Mặt trận tập trung nắm bắt những vấn đề dân bức xúc nhất và xác định quan trọng nhất là vai trò người đứng đầu. 

“Có đồng chí nào trong Thường vụ dám có ý kiến nói trái chiều? Có vị nói với tôi, bác nói được chứ chúng em làm sao nói được. Người đứng đầu phải thực sự là “ông Bao Công” trước Đảng, trước dân thì mới nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân một cách thấu đáo được”, ông Túc lưu ý. 

Giám sát đừng có 'tráng men'

Phó chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Đình Quyền lưu ý đừng giám sát kiểu chỉ nghe, không đi thực tiễn, không đối chất, chỉ nghe báo cáo thôi rồi về ra kết luận.

"Người lãnh đạo ấy đã lắng nghe và sửa sai"

Dự lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Mặt trận Liên Việt, ông Nguyễn Cảnh kể chuyện ông Trường Chinh đã đồng ý sửa một câu trong Chính cương Mặt trận...

Giám sát, phản biện phải 'ra tấm ra món'

Theo ông Lưu Văn Đạt, trong nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội của mình, Mặt trận "không cần làm nhiều, nhưng phải làm ra tấm ra món, ra kết quả và kết quả phải có ý nghĩa quyết định".

Thu Hằng - Ảnh: Thành Trung