Ngay sau phần tuyên thệ và phát biểu của tân Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trình Quốc hội miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước.

Sáng mai (6/4), các đại biểu sẽ thảo luận tại đoàn về việc miễn nhiệm trước khi bỏ phiếu kín và biểu quyết thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch nước đối với bà Đặng Thị Ngọc Thịnh.

Sau đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước mới.

Danh sách ứng cử ĐBQH khóa mới ở khối Chủ tịch nước ngoài Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, còn có Bí thư Tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân.

{keywords}
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và ĐBQH bên hành lang. Ảnh: Trần Thường

Năm 2016, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên TƯ Đảng khóa XII được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước nước CHXHCN Việt Nam.

Tháng 9/2018, khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, bà giữ quyền Chủ tịch nước đến khi Quốc hội bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước.

Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nay, do yêu cầu sắp xếp công tác nhân sự cấp cao của Đảng và Nhà nước sau Đại hội XIII, nhằm tạo sự đồng bộ trong việc kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước và công tác cán bộ, Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch nước đối với bà Đặng Thị Ngọc Thịnh.

Trần Thường

Những bước ngoặt lịch sử của tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Những bước ngoặt lịch sử của tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Ông Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước, dưới đây là tiểu sử chi tiết của tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.