- Trước khi sập đổ, biệt thự đã rung lắc nên BQL dự án đường sắt khu vực 1 đã kịp thời sơ tán toàn bộ cán bộ công nhân viên.

Hiện trường sập biệt thự Pháp cổ Hà Nội

Biệt thự Pháp cổ ở số 105-107 Trần Hưng Đạo đổ sập lúc 12h45 trưa nay. Hình ảnh hiện trường vụ việc.

Ngay sau vụ sập nhà 107 Trần Hưng Đạo, UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã báo cáo nhanh bằng văn bản tới UBND TP về tình hình cứu nạn.

{keywords}
Ảnh: Minh Quang

Theo báo cáo, ngôi nhà số 107 phố Trần Hưng Đạo là nơi làm việc của Tổng cục Đường sắt VN, đang giao BQL dự án đường sắt khu vực 1 quản lý, có 35 cán bộ làm việc. Tòa nhà xây từ thời Pháp, có 3 khối, trong đó khối bị sập là hội trường được xây kiểu hình mái vòm, độ cao tương đương 3 tầng, diện tích khoảng 300m2.

Thời gian sập nhà diễn ra vào buổi trưa, trước khi sập đổ có rung lắc nên BQL dự án đường sắt khu vực 1 đã kịp thời sơ tán toàn bộ cán bộ công nhân viên.

{keywords}
Ảnh: Minh Quang

Giáp 2 bên của ngôi nhà là lối đi liền kề với các hộ dân sinh sống, buôn bán. Khi xảy ra sập, ngôi nhà đã sập theo phương thẳng đứng và một phần gạch vỡ của công trình đã đổ tràn xuống 2 bên lối đi dẫn đến bị thương về người và hư hỏng một số tài sản.

UBND quận đã nhanh chóng bố trí nơi ăn, chỗ ở tạm cho những người dân được sơ tán, bố trí lực lượng niêm phong, bảo vệ tài sản của các hộ dân, hỗ trợ khẩn cấp cho những gia đình bị nạn.

{keywords}
Một nạn nhân vụ sập nhà được đưa tới bệnh viện. Ảnh: Vietnam+

Ngoài việc đưa người bị thương vào các BV cấp cứu, UBND quận cũng đã bố trí 1 máy xúc và 2 xe tải nhỏ để giải tỏa đống đổ nát để cứu người và tài sản.

Vân Thủy

Một người chết trong vụ sập biệt thự cổ Hà Nội

Nạn nhân là chị Hường, 47 tuổi, quê Thường Tín, bán rau tại ngõ sát biệt thự.