Xuân Du được biết đến là một “thủ phủ” đào phai ở Thanh Hóa. Vào dịp giáp Tết, nơi đây nhộn nhịp người đến mua bán đào. Nhiều thương lái ở các tỉnh thành lân cận đưa cả ô tô đến chở từng chuyến về bán.

Theo những người trồng đào ở đây, tính đến thời điểm hiện tại có thể xem đào năm nay được mùa.

{keywords}
Người dân trồng đào nhận định năm nay được mùa
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Xuân Du được xem là "thủ phủ" đào của xứ Thanh

Ông Trần Khắc Mạnh, nhà có 5 sào đất trồng đào cho biết, thông thường mọi năm phải từ 15/12 âm lịch trở đi, thương lái mới đến xem và đặt cọc đào. Theo lý giải của ông Mạnh, sở dĩ thương lái thời gian này mới đến chọn vì chỉ 2 tuần trước Tết mới có thể đánh giá được đào có đạt nụ hay không.

Năm nay, đến thời điểm hiện tại đào chỉ mới nhú nụ, nếu thời tiết cứ rét thế này thì hoa sẽ nở đúng dịp Tết.

Theo ông Mạnh, năm nay các thương lái cũng đến xem, chọn đào và đặt cọc rất sớm. Bắt đầu từ ngày mùng 5/12 âm lịch đã nhộn nhịp người qua lại.

“Năm nay, Chính phủ cấm chặt đào rừng nên các thương lái đến chọn và đặt cọc rất sớm. Ở đây, nhiều nhà họ đã cho đặt cả trăm triệu xí gốc", ông Mạnh thông tin thêm.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Những gốc đào phai sần sùi như đào đá
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Còn rất sớm nhưng thương lái đã đến "ôm" đào

Theo ông Mạnh, với diện tích 5 sào đào của nhà mình, như năm ngoái,  giáp Tết bị sương muối nên nhà ông chỉ bán được khoảng 100 triệu. Năm nay, đào trúng, lại trùng với việc Chính phủ cấm chặt đào rừng nên giá bán sẽ cao hơn, ước tính thu về khoảng 300 đến 400 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Hùng, một thương lái cho biết, ông đã làm nghề buôn đào cả chục năm nay. Việc chọn thời điểm mua đào là rất quan trọng. Thông thường, để đánh giá được đào nở hoa trúng Tết hay không phụ thuộc vào tuần cuối cùng của năm. Nếu lấy đào sớm quá hoa sẽ nở bung hết, coi như thất bại.

Mọi năm, ông Hùng cũng thường đi các tỉnh phía Bắc nhập đào đá về TP Thanh Hóa bán, bởi đào đá bao giờ cũng đẹp hơn, giá bán cao hơn.

"Năm nay Chính phủ cấm chặt đào rừng, chúng tôi nhận định đào đá sẽ rất hiếm, nên hai ngày hôm nay đã phải đi khắp làng đào này để chọn từng gốc, đặt cọc.

“Việc đặt cọc sớm thế này cũng như một canh bạc. Vì thời gian đến Tết còn khá dài, nếu trời nắng to, kéo dài hoa nở bung hết, coi như năm nay tôi thua lỗ", ông Hùng chia sẻ.

Lê Dương   

Sơn La lần đầu dán tem đào vườn dân trồng, phân biệt với đào rừng

Sơn La lần đầu dán tem đào vườn dân trồng, phân biệt với đào rừng

Để rõ ràng nguồn gốc, UBND huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La) sẽ dán tem nhận biết nguồn gốc cho 500 ha đào nhà do người dân trồng trên nương, để được phép buôn bán, vận chuyển trong dịp Tết.