- ''Sẽ tính toán để tăng tuổi nghỉ hưu nhưng không tăng cào bằng với tất cả các đối tượng, ngành nghề'' - Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết. 

Liên quan đến đề xuất điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp sáng nay cho biết, hơn 50 năm qua chính sách quy định tuổi nghỉ hưu đối với nam (60 tuổi), nữ (55 tuổi) không hề thay đổi.

Trong khi với các nước cũng đã thực hiện nâng dần tuổi nghỉ hưu, nhiều nước đang thực hiện nghỉ hưu ở độ tuổi 65 - 67 tuổi.

"Hơn nữa, chúng ta cũng mong muốn thu hẹp khoảng cách nghỉ hưu của nam và nữ, nên việc nâng tuổi hưu của lao động nữ cận kề với nam giới cũng là hướng đến việc không phân biệt đối xử về giới" - ông Diệp nói.

{keywords}
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp

Ông Diệp cũng nói thêm, đã có rất nhiều tính toán, khuyến nghị của các tổ chức quốc tế rằng việc tăng tuổi nghỉ hưu để đảm bảo cân đối quỹ BHXH trong dài hạn cần phải nâng tuổi nghỉ hưu.

Việc điều chỉnh lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu có rất nhiều phương án được tính toán. Tuy nhiên, có 2 phương án được đưa vào dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, là từ ngày 1/1/2021 cứ mỗi năm tăng thêm 6 tháng cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi sẽ dừng.

Nhưng về lâu dài có thể nâng tuổi nghỉ hưu lên 65 tuổi.

Một phương án nữa là cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi sẽ dừng. Sở dĩ tăng chậm như vậy là để không gây sốc cho thị trường lao động.

Ông Diệp cho rằng, chúng ta cần phải nhìn vào thực tế, đó là dân số Việt Nam hiện nay đang già. Trước đây, mỗi năm có 1,5-1,7 triệu lao động tham gia vào thị trường lao động, thế nhưng hiện nay chỉ còn 800.000-900.000 người tham gia vào thị trường lao động/năm. Trong tương lai còn giảm nữa.

Ông cũng nói thêm, dự kiến những ngành nghề, người lao động sẽ nghỉ hưu cao hơn 60 (đối với nữ) hay 62 (đối với nam) là lao động có trình độ, chuyên môn cao. Tuy nhiên, cũng có lĩnh vực, ngành nghề người lao động sẽ nghỉ hưu thấp hơn như những ngành nghề lao động nặng nhọc, độc hại. Sự chênh lệch không quá 5 năm so với quy định.

Dự kiến thời gian trình Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Bộ luật Lao động sửa đổi vào kỳ họp tháng 5/2019, Quốc hội khóa XIV và thông qua dự án luật vào kỳ họp tháng 10/2019.

Tăng tuổi hưu không phải 'phao cứu sinh' cân đối quỹ BHXH

Tăng tuổi hưu không phải 'phao cứu sinh' cân đối quỹ BHXH

Việc tăng tuổi hưu chỉ là một trong những giải pháp để đảm bảo tính bền vững, lâu dài của quỹ BHXH và quỹ hưu trí chứ không phải là 'phao cứu sinh'. 

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu kỹ đề án tăng tuổi hưu

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu kỹ đề án tăng tuổi hưu

Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH làm rõ 8 vấn đề nóng, trong đó có xâm hại tình dục trẻ em, lao động việc làm với đề án tăng tuổi nghỉ hưu...

Đề xuất nâng tuổi hưu nam lên 62, nữ 60

Đề xuất nâng tuổi hưu nam lên 62, nữ 60

Lao động nam đủ 60 tuổi, nữ 55 từ ngày 1/1/2021 cứ mỗi năm tăng thêm 6 tháng làm việc cho đến khi nam đủ 62, nữ đủ 60 tuổi sẽ nghỉ hưu.

Đừng lo tham quyền cố vị khi tăng tuổi hưu

Đừng lo tham quyền cố vị khi tăng tuổi hưu

Trái với ý kiến nêu tăng tuổi nghỉ hưu sẽ tạo đất cho một số người "tham quyền, cố vị", nhiều ĐBQH trấn an “không nên lo chuyện đó”. 

Vũ Điệp