Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Bình Dương đã phân chia 9 địa phương trong tỉnh theo vùng tương ứng với số ca mắc Covid-19, trong đó TP Thuận An, TP Dĩ An, TP Thủ Dầu Một và thị xã Tân Uyên được xác định là “vùng đỏ”, thị xã Bến Cát, huyện Bàu Bàng là “vùng vàng”, các huyện còn lại Bắc Uyên Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng là “vùng xanh”.

{keywords}
Bình Dương phấn đầu mở rộng các vùng xanh trên địa bàn

Tại từng vùng dịch, Ban chỉ đạo đã đề ra chiến lược bảo vệ “lõi xanh” giữa “vùng đỏ” và chuyển đỏ thành xanh, phấn đấu “xanh hóa” 4 địa phương “vùng đỏ” vào ngày 30/8.

Để thực hiện chiến lược này, ngành y tế tỉnh đang nỗ lực tổ chức xét nghiệm cho toàn bộ người dân, qua đó phát hiện và tách F0 ra khỏi cộng đồng nhằm tránh lây lan dịch bệnh...

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi cho biết, tỉnh đã yêu cầu các địa phương tiếp tục quán triệt tinh thần làm chặt, làm tới đâu chắc tới đó. Tăng cường kiểm soát “vùng xanh”, “vùng đỏ” phải khóa chặt lại, kể cả “vùng vàng” có lõi đỏ cũng cần khóa chặt lại không cho người vùng đỏ, vùng vàng đến vùng xanh và ngược lại.

Riêng việc tổ chức sản xuất phải đảm bảo “nhà trọ xanh, công nhân xanh và nhà máy phải sạch” thì mới cho phép tổ chức hoạt động sản xuất. Trong điều kiện vắc xin chưa đủ để tiêm cho toàn bộ người dân, công nhân lao động thì giải pháp đặc biệt quan trọng để giữ được “vùng xanh”, giữ được các nhà máy xanh, đòi hỏi công tác kiểm soát phải chặt, tăng cường xét nghiệm. 

Về chính sách xã hội, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi yêu cầu các địa phương khẩn trương giải ngân các gói hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn.

HĐND tỉnh Bình Dương cũng vừa thông qua nghị quyết hỗ trợ cho người ở trọ với mức 500 ngàn đồng/người. Ngoài ra, nhiều nhóm đối tượng khác bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cũng được hỗ trợ trong đợt này.

Lập bệnh viện điều trị, tiêm vắc xin cho toàn dân

Với số ca mắc Covid-19 đã cán mốc 40.000 người, Bình Dương hiện đã và đang đưa vào sử dụng nhiều bệnh viện dã chiến, khu điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn toàn tỉnh, đáp ứng việc tiếp nhận các bệnh nhân từ không triệu chứng đến triệu chứng nặng.

Với sự hỗ trợ của Bộ Y tế và các địa phương trên cả nước, Bình Dương hiện có 16 bệnh viện, khu điều trị bệnh nhân Covid-19 trải đều tại các huyện, thị, thành phố.

Trong số này, hàng loạt bệnh viện dã chiến và bệnh viện hồi sức cấp cứu quy mô hàng ngàn giường đã được đưa vào sử dụng chỉ trong một thời gian ngắn thi công, lắp đặt giữa sự phối hợp giữa chính quyền và doanh nghiệp.

{keywords}
Bệnh viện dã chiến quy mô 5.300 giường tại tỉnh Bình Dương

Với bước chuẩn bị này, Bình Dương không còn tình trạng “lúng túng” khi số ca bệnh tăng cao, các cơ sở y tế cũng được giảm tải rất đáng kể trong việc điều trị bệnh nhân.

Theo số liệu thống kê, hiện toàn tỉnh đang điều trị cho hơn 10.800 bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó có 7.800 bệnh nhân được xuất viện.

Song song với việc điều trị, tỉnh này cũng đang quyết liệt đẩy mạnh tiêm vắc xin cho hơn 2,6 triệu dân. Chỉ trong một thời ngắn, số vắc xin phòng Covid-19 Bộ Y tế phân bổ đã được tỉnh tiêm hết cho người dân.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết, trước tình trạng thiếu vắc xin, tỉnh vừa có văn bản hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế kiến nghị được phân bổ thêm 1 triệu liều (trước đó khoảng 570 ngàn liều) để đảm bảo thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin “thần tốc”, mục tiêu của tỉnh là mỗi ngày tiêm được 100 ngàn liều.

Nghệ An: Đến từng gia đình ký cam kết

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nghệ An Dương Đình Chỉnh cho biết, đến nay địa phương có 460 ca nhiễm Covid-19 ở 19 huyện, thị, thành phố. 

“Giải pháp mạnh để địa phương đẩy lùi dịch bệnh là thực hiện vừa tấn công, vừa phòng thủ. Với "vùng đỏ" phải quyết liệt tấn công tối đa, còn "vùng xanh" là phải phòng thủ, gia cố thật chắc chắn tránh dịch xâm lấn vào...” - ông Chỉnh nói.

Các điểm nóng như huyện Quỳnh Lưu; Yên Thành thì đó là giai đoạn tấn công. Nghệ An nơi nào có dịch là làm ngay, làm sớm và quyết liệt khoanh vùng. Tập trung tối đa trong việc ngăn dịch từ người ở vùng dịch trở về quê.

Cũng theo ông Chỉnh, làm được việc như trên là khoanh “vùng đỏ” và bảo vệ được “vùng xanh” an toàn.

{keywords}
Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cùng đoàn công tác đi kiểm tra thực tế

Trao đổi với VietNamNet, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hoàng Mai Nguyễn Anh Văn cho biết, địa phương chủ động khoanh “vùng đỏ” có ca F0 trong cộng đồng ở phường Quỳnh Thiện và luôn tìm cách để bảo vệ “vùng xanh” bằng nhiều hình thức.

Cụ thể, yêu cầu các hộ dân ở “vùng xanh” và “vùng đỏ” chủ động khai báo y tế, thực hiện cam kết thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 đến từng nhà dân.

Khi có người từ các tỉnh, thành phố khác đến hoặc về hộ gia đình, người trong gia đình đi đến vùng có dịch phải thực hiện khai báo ngay với Tổ Covid-19 cộng đồng; Trạm Y tế phường để giám sát và kiểm soát.

{keywords}
Bản cam kết từng hộ dân tham gia phòng, chống dịch ở thị xã Hoàng Mai

“Ngoài mẫu cam kết từng hộ dân, chúng tôi còn có bản khuyến cáo cho tất cả các tổ Covid cộng đồng. Thực hiện xử lý vi phạm trong phòng, chống dịch Covid-19 ở trong và ngoài khu cách ly nhằm tránh lây nhiễm chéo. Đây là cách làm riêng của thị xã”,  ông Văn chia sẻ.

Ngoài ra, luôn rà soát, tổ chức nhiều giải pháp đồng bộ của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Huy động sự ủng hộ, đóng góp của bà con nhân dân, tạo sự lan tỏa tinh thần “tương thân tương ái” trong mùa dịch...

Người dân TP.HCM xếp hàng chờ tiêm vắc xin Vero Cell

Người dân TP.HCM xếp hàng chờ tiêm vắc xin Vero Cell

Khoảng 800 người xếp hàng dài tại điểm tiêm Trường tiểu học Đinh Bộ Lĩnh (phường Sơn Kỳ, Tân Phú, TP.HCM) để chờ tiêm vắc xin Vero Cell trong chiều 14/8.

Xuân An - Quốc Huy