Đó là một trong những nội dung tại hội nghị trực tuyến của Ban chỉ đao phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Đồng Nai với các địa phương trong tỉnh về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn vào sáng nay (23/8).

{keywords}
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh chỉ đạo tại hội nghị

Theo đó, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu các địa phương không được để dân đói trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Bí thư cấp ủy phải lấy sinh mệnh chính trị của mình để đảm bảo việc này. Nếu để một hộ dân nào đói, thì Bí thư phải chịu trách nhiệm, các Bí thư cấp ủy phải cam kết việc này vì đó là Chỉ thị của Bộ Chính trị và của Chính phủ.

Ông Lĩnh chỉ đạo các địa phương muốn dân không đói thì các nguồn lực phải đưa ngay về xã và xã phải chuyển đến từng người dân một cách hiệu quả. Mỗi xã, phường phải có kho lương thực, phải có nguồn quỹ để hỗ trợ ngay những hộ dân đang gặp khó khăn. Trong lúc này, nếu để người dân nào thiếu đói thì Bí thư cấp ủy phải chịu trách nhiệm trước tiên.

Lãnh đạo các huyện, thành phố phải chỉ đạo thành lập tổ công tác đưa những người lang thang trở về nhà, hoặc các cơ sở bảo trợ, không để ảnh hưởng đến xã hội, vì nếu họ là F0 thì rất nguy hiểm cho cộng đồng. Phải xem họ là nạn nhân để hết lòng, hết sức giúp đỡ. Mỗi huyện, thành phố cũng cần có từ 10 số điện thoại trở lên để tiếp nhận thông tin, kịp thời hỗ trợ người dân gặp khó khăn.

Cùng với đó, UBND tỉnh cần nghiên cứu, có giải pháp bổ sung thêm nhân lực cho công tác phòng, chống dịch và thực hiện chính sách cho lực lượng tuyến đầu yên tâm công tác. Ban Tổ chức Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch, phân công các Tỉnh ủy viên, người đứng đầu các sở, ngành về cơ sở thực hiện công tác giám sát phòng, chống dịch bệnh. Mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân cần lan tỏa tinh thần nhân văn, có trách nhiệm thông tin, kết nối, khi thấy các trường hợp cần giúp đỡ thì báo ngay đến cơ quan chức năng để giải quyết kịp thời.

Cũng tại hội nghị này, ông Lĩnh đề đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phải xuất quỹ ngay, phân bổ và chuyển ngay về cho các xã, phường. Không giữ lại một đồng nào trên tỉnh. Các khu phố, thôn ấp báo cáo hộ nào khó khăn thì tổ chức chuyển ngay về cho người dân. Việc hỗ trợ phải được triển khai nhanh nhất có thể, tránh bỏ sót các trường hợp khó khăn. Nếu chậm trễ, tiêu cực là có lỗi với dân.

“Nếu để dân đói thì lãnh đạo phải lấy sinh mạng chính trị của mình ra để đảm bảo. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ sở phải chịu kỷ luật trước tiên, thậm chí ngay cả Bí thư Tỉnh ủy cũng phải chịu trách nhiệm. Cuộc chiến chống dịch thắng lợi hay không phụ thuộc vào ý thức người dân, nhưng quan trọng hơn vẫn là chính sách an dân, làm sao để người dân yên tâm và tin tưởng. Vắc xin quan trọng nhất là ý thức người dân và lòng dân”.- ông Lĩnh chỉ đạo thêm.

Trao đổi với PV, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết sẽ kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu địa phương nếu người dân bị đói trong thời gian giãn cách xã hội. Cùng với đó, bản thân ông cũng sẽ từ chức nếu để xảy ra tình trạng này.

Theo báo cáo của Sở Y tế Đồng Nai, đến sáng 23/8 toàn tỉnh ghi nhận hơn 18.000 ca dương tính, trong đó 7.146 ca khỏi bệnh, 131 bệnh nhân Covid-19 tử vong.

Phó Bí thư Hà Nội: Một số mục tiêu của giãn cách vẫn chưa đạt được

Phó Bí thư Hà Nội: Một số mục tiêu của giãn cách vẫn chưa đạt được

Một số mục tiêu của việc giãn cách xã hội đặt ra tại Hà Nội như hạn chế mức thấp nhất người ra đường vẫn chưa đạt được.

Xuân An