- Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chiều nay đã có bài phát biểu tại hội nghị Thượng đỉnh lãnh đạo doanh nghiệp APEC.

XEM CLIP:

14h20, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu bài phát biểu trước 2.000 doanh nhân và khách mời APEC.

Tôi rất vui mừng có mặt tại Đà Nẵng và được gặp lại các bạn. Đà Nẵng thực sự là thành phố tươi đẹp và tôi đã chứng kiến điều đó trên đường từ sân bay về đây. Khu vực của chúng ta gồm châu Á - Thái Bình Dương là phần lớn nhất của kinh tế toàn cầu và là động lực quan trọng nhất của tăng trưởng toàn cầu.

Cộng đồng doanh nghiệp có đóng góp hết sức quan trọng trong phát triển, trong khi cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục tìm ra con đường mới. Đó là lý do vì sao trong cuộc họp APEC trong những năm gần đây tôi luôn dành thời gian để gặp gỡ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, để thảo luận với các bạn những biện pháp để đối mặt với các thách thức.

Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Đã qua 10 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong thập kỷ vừa rồi cộng đồng quốc tế đã hợp tác cùng nhau, dẫn đường cho nền kinh tế phục hồi. Nhờ nỗ lực của chúng ta, nền kinh tế hiện nay đã cải thiện cho dù còn nhiều nguy cơ thách thức. Thương mại và đầu tư toàn cầu đang phát triển trở lại, con người ngày càng lạc quan về triển vọng thị trường và tài chính. Sự tự tin đã quay trở lại ở mọi nền kinh tế.

Phát triển là một con đường không có điểm kết mà chỉ có một điểm bắt đầu này sang điểm bắt đầu khác. Theo như một hiền giả Trung Quốc đã từng nói “chúng ta cần nhìn về tương lai, chứ không nhìn vào quá khứ”. Chúng ta đang sinh sống trong một thế giới thay đổi nhanh chóng và nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi sâu sắc thêm. Chúng ta cần theo dõi xu thế của nền kinh tế thế giới, nhận định chiều hướng mới, duy trì đúng đường hướng và theo đó hành động. Chúng ta đang chứng kiến thay đổi sâu sắc trong động lực phát triển.

Các quốc gia đang dựa vào cải cách và đổi mới để đối mặt với thách thức và đạt được tăng trưởng. Những triển vọng cải cách cơ cấu đang mở ra với những ảnh hưởng tích cực đang giúp tăng cường ở nhiều nước. Sự phát triển mới của công nghệ và công nghiệp đang dần được thêm đà mới, nền kinh tế số và nền kinh tế chia sẻ đang phát triển nhanh chóng, những ngành công nghiệp mới cũng như những dạng thức doanh nghiệp mới đang phát triển nhanh chóng. Do đó những động lực mới đang được tạo ra.

Chúng ta đang chứng kiến những thay đổi sâu sắc trong mô thức phát triển toàn cầu, theo thời gian phát triển đang có ảnh hưởng lớn hơn, tầm nhìn về phát triển sáng tạo, phát triển xanh và điều ngày ngày càng được sự ủng hộ của công chúng. Để có thể đạt được phát triển cao hơn, bền vững hơn đây đã trở thành 1 mục tiêu chung của toàn cầu. Để thực hiện chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như những thách thức khác mang tính toàn cầu, đây là điểm đồng thuận chung của cộng đồng.

Trong vài thập kỷ trở lại đây, toàn cầu hóa kinh tế có những đóng góp rất lớn cho phát triển toàn cầu. Và đây là xu thế không thể đảo ngược. Toàn cầu hóa cũng phải đối mặt với những điều chỉnh mới cả về dạng thức cũng như về bản chất. Trong quá trình theo đuổi toàn cầu hóa, chúng ta cần làm sao để quá trình này mở hơn, bao trùm hơn, cân bằng hơn, mang lại lợi ích, sự bình đẳng hơn có lợi cho tất cả mọi người.

Quản trị toàn cầu đang thay đổi, môi trường kinh tế toàn cầu đang thay đổi đòi hỏi hệ thống quản trị toàn cầu cũng phải thay đổi tương ứng. Chúng ta cần thượng tôn chủ nghĩa đa phương cùng theo đuổi phát triển chung thông qua xây dựng các mối quan hệ đối tác, xây dựng cộng đồng chung vì tương lai của mọi người. Tôi tin rằng đây là điều cần phải làm.

Đối mặt với những thay đổi sâu sắc trong kinh tế toàn cầu chúng ta nên dẫn đầu toàn cầu hóa kinh tế hay chỉ ngờ vực và do dự, bỏ lỡ cơ hội. Chúng ta có nên cùng nhau thúc đẩy hợp tác khu vực hay mỗi người, mỗi nước đi một đường. Đây là câu trả lời của chúng ta: chúng ta phải đi cùng với thời đại, đáp ứng được trách nhiệm của mình.

Thứ nhất, chúng ta cần tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế mở có lợi cho tất cả mọi người, sự mở cửa mang lại tiến bộ còn đóng cửa khiến chúng ta ở lại phía sau, các nền kinh tế chấu Á - Thái Bình Dương hiểu điều này quá rõ. Chúng ta cần thiết lập hệ thống hợp tác khu vực đảm bảo quá trình tham vấn giữa các nước một cách ngang hàng nhau cũng như xây dựng hệ thống kinh tế chấu Á - Thái Bình Dương mở cửa tự do, tạo điều kiện cho thương mại và đầu tư để mang lại lợi ích cho các quốc gia khác nhau và người dân ở nhiều tầng lớp. Giúp cho quá trình toàn cầu hóa kinh tế mở cửa hơn, bao trùm hơn và cân bằng hơn. Chúng ta cần chủ động thích nghi với phân chia lao động toàn cầu, định hình chuỗi giá trị toàn cầu để nâng cao nền kinh tế và xây dựng sức mạnh mới. Cần ủng hộ hệ thống thương mại đa biên, tiến hành chủ nghĩa khu vực mở giúp cho các quốc gia đang phát triển có thể hưởng lợi nhiều hơn từ thương mại và đầu tư toàn cầu.

Xây dựng một khu vực tự do ở châu Á - Thái Bình Dương là giấc mơ chúng ta cùng nuôi dưỡng. Trả lời lại cộng đồng doanh nghiệp mà các nhà lãnh đạo APEC lần đầu tiên đã khởi đầu quá trình này tại Hà Nội năm 2006. Năm 2014, quá trình FTAT đã cùng nhau hành động, thực hiện cung cấp và tạo ra khuôn khổ thể chế để tạo 1 nền kinh tế mở.

Thứ 2, chúng ta cần tiếp tục theo đuổi phát triển sáng tạo và tạo ra động lực mới cho tăng trưởng. Tránh tình trạng gây ra sự gián đoạn chúng ta cần tăng cường đổi mới sáng tạo, đổi mới cơ cấu, loại bỏ mọi cản trở với đổi mới. Những đột phá đang diễn ra như trí thông minh nhân tạo và khoa học lượng tử, chúng ta những người thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương không thể chỉ đứng ngoài nhìn. Các nền kinh tế của chúng ta có lợi ích với nhau và không thể tách rời nhau, một sự phát triển như vậy sẽ mở ra chân trời mới, tạo ra nguồn lực chung. Năm 2014 bản kế hoạch về kết nối của APEC đã được tạo ra và sẽ chỉ đường cho chúng ta để xây dựng kết nối ở khu vực chấu Á - Thái Bình Dương mang tính toàn diện và đa tầng lớp. Nếu chúng ta muốn mang lại lợi ích phát triển đến mọi người trên thế giới cần phải nỗ lực hết sức mình.

Vào tháng 5 vừa qua, điễn đàn hợp tác “Một vành đai, Một con đường” đã được tổ chức thành công tại Bắc Kinh, sáng kiến kêu gọi nỗ lực chung và có 1 trọng tâm là kết nối cơ sở hạ tầng và sự kết nối, tăng cường kết hợp chính sách kinh tế, sự bổ trợ lẫn nhau của các chiế lược đạt được sự thịnh vượng chung. Đây là sáng kiến của Trung Quốc nhưng đây là sáng kiến của toàn thế giới, có nguồn gốc từ lịch sử những lại hướng tới tương lai, mở cửa cho các đối tác. Tôi tin rằng sẽ mở ra một kênh rộng mở hơn và năng động hơn.

Đại hội Đảng 19 của Trung Quốc đã đưa ra những chương trình hành động phát triển kinh tế. Tới năm 2030, TQ sẽ trở thành một xã hội phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực. Nhân dân Trung Quốc sẽ có cuộc sống mới tốt đẹp phồn thịnh hơn. Chúng tôi sẽ tiếp tục liên kết với thế giới, tìm kiếm biện pháp mới, con đường mới tạo động lực cho một số khu vực phát triển tại Trung Quốc.

Trên con đường phát triển chúng ta cần loại bỏ tư tưởng thủ cựu cản trở phát triển, thúc đẩy sáng tạo trong xã hội, tạo một nền hành chính hiện đại.

Chúng tôi sẽ hội nhập và tiếp tục mở cửa nền kinh tế với chất lượng cao hơn, hợp tác với các nước tạo động lực phát triển thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường; tiếp tục đàm phán hiệp định tự do thương mại với các đối tác; tạo ra mạng lưới thuận lợi hóa thương mại trên phạm vi toàn cầu.

Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình cải cách, bảo vệ môi trường, đảm bảo sự bền vững của môi trường, một nền kinh tế ít thải carbon, nhằm tạo ra một đất nước TQ tươi đẹp. Đây là con đường mới, mở ra con đường hợp tác mở ra tương lai chung cho nhân loại.  Chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình, sạch đẹp, an toàn và thịnh vượng chung. Trung Quốc luôn coi trọng hòa bình và coi đây là giá trị quan trọng nhất. Chúng tôi cam kết tạo ra sự phát triển hòa bình ổn định ở khu vực Châu Á -Thái Bình Dương, tạo ra khuôn khổ hợp tác quốc tế bình đẳng, cùng có lợi.

Người dân trong khu vực cần được luôn luôn sống trong môi trường hòa bình ổn định. Chúng ta cần sự hợp tác, hành động hiệu quả để tạo ra tương lai tốt đẹp hơn cho khu vực chúng ta.

Chủ tịch TQ: Mở cửa mang lại tiến bộ, đóng cửa thì ở lại phía sau

Chủ tịch TQ: Mở cửa mang lại tiến bộ, đóng cửa thì ở lại phía sau

Sự mở cửa mang lại tiến bộ còn đóng cửa khiến chúng ta ở lại phía sau - Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại Đà Nẵng.

Bài phát biểu của Tổng thống Mỹ nói đến Hai Bà Trưng

Bài phát biểu của Tổng thống Mỹ nói đến Hai Bà Trưng

Tổng thống Donald Trump có bài phát biểu tại hội nghị Thượng đỉnh lãnh đạo doanh nghiệp APEC.

Thủ tướng Canada thưởng thức cà phê sữa vỉa hè Sài Gòn

Thủ tướng Canada thưởng thức cà phê sữa vỉa hè Sài Gòn

Trên đường Lê Thánh Tôn, quận 1, Thủ tướng Trudeau cùng người đàn ông gọi cà phê sữa, thích thú uống ngay trên vỉa hè.

Thủ tướng Lý Hiển Long đăng ảnh sông Hàn khi tới Việt Nam

Thủ tướng Lý Hiển Long đăng ảnh sông Hàn khi tới Việt Nam

Ngay sau khi tới Đà Nẵng, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đăng tải những chia sẻ về Việt Nam trên Facebook cá nhân.

Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump không đi thăm Việt Nam

Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump không đi thăm Việt Nam

Sau khi dừng chân ở Bắc Kinh, điểm đến thứ ba trong chuyến công du châu Á của Tổng thống Donald Trump, đệ nhất phu nhân sẽ quay về Mỹ.

Thái An - Trần Thường