Tại cuộc họp ứng phó với 2 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) của Ban chỉ đạo TƯ về Phòng chống thiên tai sáng nay, GĐ trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, ATNĐ đã đi vào đất liền, lúc 7h sáng ở trên khu vực Thừa Thiên Huế -Quảng Nam với sức gió cấp 6,7.

{keywords}
Ông Mai Văn Khiêm

ATNĐ giữa Biển Đông cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200km, sức gió cấp 6, giật cấp 8.

Sáng nay, mưa rất to ở miền Trung, đặc biệt là ở Thừa Thiên Huế, hiện khu vực này vẫn đang mưa và sẽ tiếp tục mưa to.

Ông Khiêm cho hay, dự báo của các đài quốc tế về ATNĐ trên đất liền có sự khác nhau. Theo dự báo của đài Hong Kong, ATNĐ sau khi vào đất liền thì quay ra Biển Đông và hướng về Hong Kong.

Trung tâm cảnh báo bão ở Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ dự báo đi sâu vào đất liền rồi sang Lào. Đài khí tượng Nhật Bản thì phát tin bão Kajiki cấp 8, di chuyển ra ngoài biển, tương tự dự báo của Hong Kong.

Còn cơ quan khí tượng Việt Nam nhận định, ATNĐ tồn tại ở đất liền trong 6 tiếng và quay trở ra biển như dự báo của Nhật và Hong Kong. Khi đi ra phía Đông Bắc thì có thêm năng lượng, khoảng 48 giờ tới có thể mạnh lên thành bão.

Áp thấp giữa Biển Đông có thể kết hợp với áp thấp trên đất liền khi áp thấp này quay trở ra biển.

Ông Khiêm thông tin, dự báo trong 24 giờ tới ở Nghệ An, Quảng Ngãi, Tây Nguyên có lượng mưa phổ biến từ 40-90mm; Hà Tĩnh, Đà Nẵng mưa đến 100-200mm, có nơi trên 300mm.

Tính từ hôm nay đến 6/9, tổng lượng mưa ở Nghệ An và Quảng Ngãi có thể 300-500mm; Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế từ 500-700mm; Tây Nguyên khoảng 200-300mm; Nam Bộ từ 100-150mm.

Khu vực phía Bắc chưa có diễn biến mới, nhưng với tình hình mới vẫn có thể xảy ra các đợt mưa bất thường.

Hiện nay nước ở thượng lưu sông La, sông Gianh đang lên nhanh và tiếp tục lên trong 6 giờ tới; dự báo trong khoảng 12 đến 24 giờ tới sông La lên BĐ3.

Khu vực Quảng Bình, Quảng Trị BĐ 2,3; thượng nguồn trên BĐ3.

{keywords}
 

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở một số khu vực miền Trung, đặc biệt từ Hà Tĩnh-Thừa Thiên Huế; nguy cơ ngập ở một số nơi như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

10 tỉnh cấm biển

Theo báo cáo của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo TƯ về Phòng chống thiên tai, có 111 tàu/814 người đang hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, các phương tiện đã nắm được thông tin về ATNĐ và đang di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm.

Hiện 10 tỉnh đã tổ chức cấm biển (Quảng Ninh cấm ở đảo Cô Tô và các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi).

Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài lưu ý trên tuyến biển tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình tàu thuyền, tránh chủ quan.

Trên đất liền, với cảnh báo lượng mưa đặc biệt từ 500-700mm ở Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, ông Hoài đề nghị công an đảm bảo an toàn giao thông.

{keywords}
Thủy điện Hố Hô xả lũ, 8 xã ở Hà Tĩnh ngập cục bộ

“Nếu mưa lớn như vậy thì tuyến QL1 và đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh dễ bị chia cắt và gây ngập lụt”, ông Trần Quang Hoài cảnh báo.

Ông cũng đề nghị các địa phương chú ý để đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường ngày khai giảng.

Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường lưu ý diễn biến phức tạp của 2 ATNĐ, có thể thay đổi trạng thái khi hợp vào nhau. Ông yêu cầu các đơn vị liên quan phải thông báo toàn tuyến từ vĩ tuyến 13 trở lên để đảm bảo an toàn cho các hoạt động kinh tế.

Các cơ quan quản lý, bộ đội biên phòng, kiểm ngư bám chặt thông tin để thông báo tình hình cho các tàu khách, hậu cần và tàu vận tải để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, có giải pháp chống sạt lở, lũ ống, lũ  quét; chú ý các hồ thuỷ điện có nguy cơ mất an toàn…

Áp thấp nhiệt đới vào Quảng Trị-Thừa Thiên Huế, quay lại biển, có thể thành bão

Áp thấp nhiệt đới vào Quảng Trị-Thừa Thiên Huế, quay lại biển, có thể thành bão

Áp thấp nhiệt đới đã vào đất liền các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế, mưa to đến rất to.

Hương Quỳnh