- Bắt đầu từ hôm nay, các phương tiện không sang tên đổi chủ sẽ bị xử phạt hành chính theo nghị định 171 của Chính phủ.

Cụ thể, từ ngày hôm nay, CSGT sẽ phạt từ 100.000 - 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 - 400.000 đồng với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự không làm thủ tục đăng ký sang tên đổi chủ.

{keywords} 

Việc xử lý đối với chủ phương tiện không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, tặng, được phân bổ, điều chuyển, thừa kế chỉ được thực hiện trong 2 trường hợp.

Thứ nhất: Thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông (TNGT) gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên. Thứ hai: Qua công tác đăng ký xe.

Trước đó, trao đổi với VietNamNet, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh, Phó cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết: Lực lượng CSGT phải làm theo đúng quy định pháp luật. Điều 30 của nghị định 46 quy định, người không chuyển quyền sở hữu khi mua bán, cho tặng thì bị phạt hành chính theo quy định.

Còn vợ đi xe của chồng, con đi xe của cha… thì không phát sinh pháp lý nên không ai phạt người mượn xe cả.

Như vậy, khi mua xe máy đã qua sử dụng thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày làm chứng từ sở hữu chủ phương tiện phải làm thủ tục sang tên. Các trường hợp không sang tên kể từ ngày 1/1/2017 sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Từ 1/1/2017: Người dân tự tìm chủ cũ khi sang tên xe máy

Từ 1/1/2017: Người dân tự tìm chủ cũ khi sang tên xe máy

Từ 1/1/2017, người mua xe máy cũ muốn sang tên đổi chủ phải tự đi tìm chủ xe cũ để làm thủ tục.

Vợ đi xe chồng có bị phạt lỗi không sang tên?

Vợ đi xe chồng có bị phạt lỗi không sang tên?

Không có quy định nào xử phạt người đi mượn xe. Trong một nhà, vợ, chồng, con cái, anh em đi xe của nhau là hết sức bình thường.

Vũ Điệp