- Nhiều tuyến đường ngang giao với đường sắt do không có cần, gác chắn nên thường xuyên xảy ra tai nạn thảm khốc. Tuy nhiên, có gác chắn hay không thì ý thức của người tham gia giao thông vẫn là quan trọng nhất. 

XEM CLIP: Ô tô húc bay gác chắn ở Thanh Hóa

Liên quan đến vụ tai nạn tàu đâm ô tô tại đường ngang gây chết người gần đây, ngày 27/8, Phó TGĐ Tổng công ty Đường sắt VN Đoàn Duy Hoạch cho rằng, qua phân tích nguyên nhân lỗi do lái xe không nhìn biển báo tín hiệu giao cắt với đường sắt. 

Tai nạn thảm khốc

Theo ông Hoạch, tại những điểm này đều có biển báo “STOP” nhưng lái xe không quan sát và lao xe qua nên xảy ra tai nạn thảm khốc.

Trước đó, ngày 25/8, tại xã Hưng Mỹ (Hưng Nguyên, Nghệ An), một gia đình thuê ô tô về quê ăn rằm đã bị tàu thống nhất húc tung khiến 2 chú cháu tử vong. Sau đó, người dân ở đây cho biết, lúc thấy đoàn tàu đang lao tới, đã cảnh báo ô tô dừng lại, nhưng tài xế vẫn nhấn ga cho xe chạy qua....

Hôm 24/5, tại huyện Tĩnh Gia (Thanh Hoá) xảy ra vụ tai nạn khi xe tải băng qua đường ngang. Hậu quả lái tàu và phụ lái tử vong, lái xe tải cũng bị thương nặng. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do gác chắn bất cẩn chưa kịp hạ chắn khi tàu đi qua...

{keywords}
Liên tiếp xảy ra tai nạn tàu hoả đâm ô tô tại các đường ngang giao với đường sắt

Ông Hoạch nói rõ, vụ tai nạn này, dù lỗi bước đầu được cơ quan chức năng xác định do gác chắn bất cẩn, nhưng rõ ràng lái xe tải cũng phải chịu trách nhiệm do không chịu quan sát trước khi băng qua đường sắt.

"Do tàu hoả không thể nhường tránh được nên người điều khiển phương tiện xe cơ giới phải quan sát để tránh tàu. Thậm chí trong trường hợp nào đó, người gác chắn do bất khả kháng chưa kéo hết được cần chắn thì lỗi chỉ mức độ, còn người điều khiển phương tiện đâm vào tàu cũng vi phạm", ông Hoạch nói.

Theo ông Khương Thế Duy, Phó cục trưởng Cục Đường sắt VN, đa số các vụ tai nạn đường sắt đều xuất phát từ lỗi người tham gia giao thông đường bộ. Nếu người điều khiển tuân thủ luật, chịu quan sát biển báo thì chắc chắn không xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Vì sao đường ngang chưa được trang bị cần gác chắn?

Ông Phạm Nguyễn Chiến, Trưởng ban An ninh - ATGT đường sắt (Tổng công ty Đường sắt VN) giải thích, đối với đường ngang hợp pháp hiện nay có 3 hình thức phòng vệ.

Một là có gác chắn đối với đường ngang nguy hiểm nhất, hai là đường ngang phòng vệ bằng hệ thống cảnh báo tự động (chuông, đèn và cần chắn tự động) và loại cuối cùng là chỉ có biển báo. 

{keywords}
Đường ngang có gác chắn 


Với đường ngang có cần chắn, có cảnh báo tự động không cần người gác nhưng trong quá trình khai thác dựa vào mật độ giao thông và mức độ nguy hiểm tăng lên thì sẽ chuyển thành có gác chắn. Việc nâng cấp sẽ được Cục Đường sắt VN xem xét quyết định.

Một cán bộ ngành đường sắt cho hay, tại nhiều đường ngang trước đây quy định chỉ cảnh báo bằng biển báo là hợp lý, nhưng do quá trình phát triển, mật độ phương tiện và mức độ nguy hiểm tăng lên thì cần thiết phải nâng cấp thành có cần chắn, gác chắn.

Phó Cục trưởng Khương Thế Duy cũng thừa nhận, hiện nay tại nhiều tuyến đường ngang cần thiết phải nâng từ biển cảnh báo lên thành có cần chắn hoặc gác chắn nhưng vẫn chưa làm được do thiếu kinh phí.

{keywords}
Đường ngang có cần chắn tự động, đèn tín hiệu và biển báo. Khi tàu chuẩn bị đi qua, gác chắn tự động hạ xuống và báo đèn đỏ

Ông Duy cho biết, cả nước vẫn còn 452 đường ngang dân sinh có biển báo cần phải chuyển thành đường ngang có biển báo tự động, hoặc cần gác chắn.

Thế nhưng trong kế hoạch bố trí vốn năm 2018 của Chính phủ chỉ có thể nâng cấp được khoảng 100 đường ngang có biển báo thành có cần chắn tự động với mức kinh phí khoảng 170 tỷ đồng.

Ông Duy cũng cho biết thêm, Bộ GTVT đang giao cho Cục Đường sắt lập đề án báo cáo Chính phủ, dự kiến đến năm 2020 sẽ nâng hết từ biển báo thành gác chắn tự động.

Tuy nhiên, ông Đoàn Duy Hoạch cho rằng, dù là biển báo hay cần, gác chắn thì ý thức của người tham gia giao thông vẫn là quan trọng nhất. Bởi, thực tế ngay cả đường ngang có cần, gác chắn nhưng ô tô vẫn thản nhiên lao húc gãy liên tục.

{keywords}
Cảnh báo thứ 3, biển báo không có gác chắn. Hiện còn hơn 450 loại biển báo kiểu này

“Thực tế có đường ngang cần chắn tự động trong 6 tháng đầu năm có tới 30 lần bị phương tiện cơ giới húc gãy”, ông Hoạch dẫn chứng.

 

Người tham gia giao thông có thể tránh các tai nạn đáng tiếc với tàu hỏa "dễ như ăn kẹo" khi nhớ nằm lòng điều này: Tàu hỏa là phương tiện được nhường đường, chính vì vậy khi có tín hiệu tàu sắp đến, hãy chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của nhân viên đường sắt. Giảm dần tốc độ và dừng xe đúng chỗ vạch an toàn quy định để đảm bảo vị trí đỗ xe thật sự an toàn, đợi tàu đi qua mới đi tiếp.

Ngay cả không có tín hiệu báo tàu sắp tới, khi băng qua đường sắt, tài xế vẫn cần quan sát kỹ xung quanh. Khi đảm bảo không có chướng ngại vật và mọi thứ an toàn mới nên cho xe chạy qua.

 

Gác chắn tàu xuyên thủng xe khách: Tai nạn thương tâm trong gang tấc

Gác chắn tàu xuyên thủng xe khách: Tai nạn thương tâm trong gang tấc

Nếu nhân viên gác chắn không kịp ra hiệu cho lái tàu chạy chậm lại thì chắc chắn tàu hoả đâm vào xe khách.

Tàu hỏa đâm ô tô: Nghe tiếng nổ như bom, 2 chú cháu tử vong

Tàu hỏa đâm ô tô: Nghe tiếng nổ như bom, 2 chú cháu tử vong

Lúc tàu hỏa húc vào ô tô 7 chỗ, một tiếng nổ lớn khiến nhiều người dân ở xã Hưng Mỹ (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) hoảng sợ.

Thêm xế hộp Thanh Hóa lao như điên, húc tung gác chắn

Thêm xế hộp Thanh Hóa lao như điên, húc tung gác chắn

Nhân viên gác chắn đang đóng đường cho tàu đi qua thì ô tô 7 chỗ lao tới, húc tung rào chắn.

 

 

Nhân viên gác chắn đường sắt uống rượu, ngủ trong ca trực

Nhân viên gác chắn đường sắt uống rượu, ngủ trong ca trực

Qua kiểm tra Cục Đường sắt VN phát hiện nhiều tồn tại bất cập trong công tác đảm bảo an toàn giao thông cho tàu chạy.

 

 

Giao thông Hà Nội: Thót tim quý cô luồn lách vượt chắn tàu

Giao thông Hà Nội: Thót tim quý cô luồn lách vượt chắn tàu

Bất chấp đoàn tàu đang vùn vụt lao đến, nhiều người ở Hà Nội vẫn cố luồn lách, chen lấn để lao qua barie. 

Vũ Điệp