Dự án đầu tư phát triển giao thông xanh TP (gọi tắt là tuyến xe buýt nhanh BRT số 1) có chiều dài toàn tuyến là 26km, điểm đầu tại nút giao An Lạc kết nối vào ga Rạch Chiếc của tuyến metro số 1.

{keywords}
Sơ đồ hướng tuyến BRT số 1. Ảnh: Ban giao thông

Tuyến có lộ trình hoạt động dọc hành lang đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ, qua địa bàn các quận 1, 2, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh TP.HCM.  

Ngoài ra, BRT số 1 còn kết nối đến trạm trung chuyển Hàm Nghi và trạm trung chuyển Chợ Lớn để tăng tính kết nối với hệ thống xe buýt hiện hữu.

Đặc trưng kỹ thuật, chất lượng dịch vụ tương tự loại hình BRT light trên thế giới, đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của loại hình giao thông thông minh. 

{keywords}
Thiết kế nhà chờ tuyến buýt BRT đầu tiên 
{keywords}
Trong thành phần dự án có 19 cầu bộ hành 

Mỗi phương tiện của tuyến có sức chứa 60-72 hành khách, sàn xe cao 30cm và tổng số lượng xe đầu tư vào giai đoạn đầu là 42 chiếc và tổ chức làn đường dành riêng bằng cách bổ sung dải phân cách bê tông.

Để tăng cường khả năng tiếp cận trên tuyến, trong thành phần dự án đầu tư 19 cầu bộ hành trong tổng số 28 trạm; bố trí 8 bãi đỗ xe gắn máy cá nhân xung quanh khu vực trạm dừng, nhà ga. 

{keywords}
Nhà ga tuyến BRT 
{keywords}
Tuyến buýt này dự kiến khai thác thương mại vào cuối năm 2022

Hệ thống tín hiệu giao thông thông minh được bố trí lắp đặt đèn tín giao thông cùng với camera quan sát và kiểm đếm phương tiện phục vụ tổ chức và điều hành giao thông tại trung tâm nhằm tối ưu hoá vận hành BRT trên tuyến đường Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ.

 

Những lý do khiến tuyến BRT ngàn tỷ Hà Nội thất bại

Những lý do khiến tuyến BRT ngàn tỷ Hà Nội thất bại

Dù lượng khách đi buýt nhanh (BRT) ở TP Hà Nội có xu hướng tăng nhưng so với mức đầu tư cả ngàn tỷ đồng BRT Hà Nội vẫn được xem là thất bại. 

Tuấn Kiệt