Chiều nay, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ họp về dự án đường sắt đô thị TP.HCM.

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo TP.HCM, Ban Quản lý dự án, đại diện các Bộ: GTVT, KH&ĐT, Xây dựng, Tư pháp, Văn phòng Chính phủ đã phát biểu ý kiến dự án đường sắt đô thị TP.HCM, tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và tuyến số 2 (Bến Thành - Tham Lương), trong đó có vấn đề điều chỉnh tổng vốn đầu tư và tiến độ dự án.

Sau khi lắng nghe các ý kiến, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án để phục vụ sự phát triển TP HCM, chống ùn tắc giao thông và cũng để sử dụng vốn hiệu quả. Đi liền với đó, phải bảo đảm yếu tố pháp luật của dự án.

{keywords}
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp

Để đưa công trình vào sử dụng, phát huy hiệu quả, khắc phục bất cập, tồn tại hiện nay, Thủ tướng giao UBND TP.HCM tập hợp các hồ sơ có liên quan về đầu tư xây dựng công trình này một cách đầy đủ nhất, theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về hồ sơ này và kịp thời trình các cơ quan chức năng thẩm định.

Bộ GTVT chủ trì hoàn thiện báo cáo thẩm định trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các bộ liên quan và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định các nội dung liên quan như kinh tế, kỹ thuật, tổng mức đầu tư…

Bộ GTVT có thể thành lập tổ chuyên gia thẩm định một cách chặt chẽ, đúng pháp luật.

Sau khi thống nhất với Bộ KH&ĐT về nguồn vốn và các thủ tục có liên quan khác, trên cơ sở tờ trình của TP.HCM, Bộ trưởng Bộ GTVT trình Thủ tướng xem xét và từ đó, thừa ủy quyền của Thủ tướng, báo cáo Quốc hội tại phiên họp gần nhất.

{keywords}
 

Khi báo cáo Quốc hội thì Bộ GTVT, UBND TP.HCM và các bộ liên quan giải trình các nội dung liên quan thuộc thẩm quyền của mình nếu Quốc hội yêu cầu.

Trong quá trình này, các Bộ: KH&ĐT, Tài chính, Xây dựng, Tư pháp và Văn phòng Chính phủ cùng chung tay phối hợp với mục tiêu chung là phục vụ sự phát triển của TP.HCM, “không thể để chậm trễ hơn nữa”.

Thủ tướng cũng lưu ý việc chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực trong triển khai dự án, nếu phát hiện vi phạm thì xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đại diện Ban Quản lý dự án cho biết, theo dự toán ban đầu vào năm 2007, tổng mức đầu tư dự án là 17.000 tỷ đồng. Sau đó, liên doanh tư vấn của Nhật Bản dự tính tổng vốn là 47.000 tỷ đồng và đơn vị tư vấn độc lập của Singapore đã thẩm tra dự toán này. Đến nay, tổng tiến độ chung của dự án đạt khoảng 51% và mục tiêu hoàn thành vào cuối năm 2020.

Hà Nội xin ý kiến Thủ tướng xây dựng 3 siêu dự án đường sắt đô thị

Hà Nội xin ý kiến Thủ tướng xây dựng 3 siêu dự án đường sắt đô thị

Chủ trương đầu tư 3 dự án đường sắt đô thị vừa được UBND TP Hà Nội xin ý kiến Thủ tướng.

Bộ trưởng GTVT: Tháng 12 phải vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Bộ trưởng GTVT: Tháng 12 phải vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Bộ trưởng GTVT yêu cầu các đơn vị phải hoàn thành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông trong tháng 10 và tháng 12 này sẽ vận hành thương mại.

Ngực lép, hẹp niệu đạo không được lái tàu: Đường sắt nói gì?

Ngực lép, hẹp niệu đạo không được lái tàu: Đường sắt nói gì?

Nhiều người bức xúc với quy định về khám dương vật, tinh hoàn, bộ phận tiết niệu… với lái tàu, tuy nhiên, việc kiểm tra là cần thiết.

Cớ gì 2021 mới hoàn thành đường sắt Cát Linh - Hà Đông?

Cớ gì 2021 mới hoàn thành đường sắt Cát Linh - Hà Đông?

Đại diện Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) lý giải vì sao 2021 dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông mới hoàn thành.

Tuyến metro đầu tiên ở Sài Gòn lắp mái vòm cho nhà ga

Tuyến metro đầu tiên ở Sài Gòn lắp mái vòm cho nhà ga

Hai trong tổng số 11 nhà ga trên cao của tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Sài Gòn đã lắp đặt hệ thống khung thép mái vòm tạo hình.

Theo VGP