- Sự cố sập cầu Ghềnh (Đồng Nai) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành đường sắt. Dù cảm thông nhưng nhiều hành khách cho rằng việc trung chuyển gây bất tiện nên đã đến trả vé để chuyển phương tiện khác.

Cảm thông nhưng phải trả vé

Sáng 21/3, tại ga Sài Gòn, Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng (thuộc Sở GTVT TP.HCM) hỗ trợ 23 xe buýt để trung chuyển hành khách đi Biên Hòa và ngược lại.

{keywords}

Rất nhiều hành khách đến trả vé tại ga Sài Gòn vào sáng 21/3

Trong ngày, có 9 đoàn tàu theo kế hoạch xuất phát từ ga Sài Gòn đi miền Trung, miền Bắc với khoảng 918 hành khách. Nhiều hành khách buồn bã đến trả vé (không mất phí - PV) để đi phương tiện khác.

“Chúng tôi rất thông cảm nhưng việc chuyển tải xuống ga Biên Hòa để đón tàu thực sự rất bất tiện và mất thời gian” - anh Minh (quê Nha Trang), mua vé đi tàu SE22 nói.

{keywords}

{keywords}

Hành khách chờ lên xe trung chuyển từ ga Sài Gòn về ga Biên Hòa, nhiều người tỏ rõ sự mệt mỏi

Một hành khách khác phần trần: "Nếu về đến ga Biên Hòa vẫn phải chờ tàu. Nếu tàu bị nghẽn, bị kẹt thì không biết thế nào? Do đó, tôi đành chọn đi xe khách từ TP cho khỏe và thuận tiện”.

Trong khi đó, nhiều hành khách tỏ ra ngơ ngác khi đến ga mới biết các đoàn toàn không thể xuất phát từ ga Sài Gòn và phải lên các xe trung chuyển.

Trước đó, hôm 20/3, sau khi xảy ra sự cố cũng có hơn 100 hành khách trả vé tại ga Sài Gòn. Còn tại ga Biên Hòa cũng có hơn 50 trường hợp khách từ Sài Gòn xuống vì chờ đợi tàu quá lâu nên đã trả vé.

26 đầu máy 'đắp chiếu' ở ga Sài Gòn

Ông Đỗ Quang Văn, Giám đốc chi nhánh vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, sự cố sập cầu Ghềnh đã ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống và kế hoạch chạy tàu của ngành đường sắt. Hiện có khoảng 26 đầu máy bị ngưng hoạt động tại ga Sài Gòn. Các đơn vị phụ trách đã lên kế hoạch để điều chỉnh cũng như tăng cường nhân viên đến ga Biên Hòa để hỗ trợ.

{keywords}

Một số khách đến nhận lại hàng nhằm chọn loại hình vận tải khác để gửi

Ông Văn cho hay, ga Sài Gòn đang nghiên cứu phương án cho tàu đến ga Dĩ An (Bình Dương) để trung chuyển hành khách xuống Đồng Nai thay vì ở ga Sài Gòn. Hành khách vẫn đến ga Sài Gòn đi tàu như lịch trình nhưng khi tàu chạy đến ga Dĩ An, khách sẽ được chuyển lên ô tô để qua ga Biên Hòa.

“Phương án này sẽ rút ngắn quãng đường của hành khách phải ngồi trên ô tô. Tuy nhiên, các đơn vị phải khảo sát kỹ khu vực ga Dĩ An mới có thể đưa ra quyết định chính thức” - ông Văn nói thêm.

{keywords}

Từ chiều tối 20/3, hàng ngàn hành khách đã đến và đi tại ga Biên Hòa

Sự cố sập cầu Ghềnh cũng khiến cả trăm tấn hàng hóa bị ùn ứ tại ga Sài Gòn, ga Sóng Thần. Dự kiến, sẽ giải tỏa xong trong hôm nay và ngày mai.

Tại ga Biên Hòa, Ban quản lý cho biết, sáng nay, ga tiếp nhận khoảng 3.000 lượt khách, 1.000 tấn hàng hóa trên các chuyến tàu từ miền Bắc và miền Trung, tất cả diễn ra trong trật tự.

UBND tỉnh đã cho đặt thêm biển báo cấm dừng đỗ đoạn đường trước ga. Nhiều lực lượng liên ngành phối hợp cắt tỉa cây xanh, dọn dẹp lòng lề đường, đảm bảo khu vực đậu xe trước nhà ga thông thoáng.

Bộ GTVT: Tổng lực khắc phục cầu Ghềnh chỉ 2,5 tháng

Sáng 21/3 tại TP.HCM lãnh đạo Bộ GTVT đã họp với các đơn vị liên quan để lên phương án và giải pháp khắc phục sự cố được đánh giá là “lịch sử” của ngành đường sắt.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho rằng: “Bình thường xử lý mất 5 tháng thì bây giờ chỉ xử lý 2,5 tháng thôi. Phải huy động tổng lực để rút ngắn thời gian khắc phục sự cố cầu Ghềnh”.

Ông Nhật đưa ra 3 việc trọng tâm cần phải làm ngay là: ngành đường sắt phải tổ chức lại sản xuất, kế hoạch vận tải; tư vấn thiết kế đưa ra phương án và Cục Quản lý chất lượng cùng tham mưu để làm cầu mới hay sửa lại cầu cũ.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cũng nhấn mạnh, xây dựng 3 kịch bản khôi phục, nâng cấp và làm mới hoàn toàn. Khắc phục sự cố cầu Ghềnh, thời gian là yếu tố số một, kinh phí là yếu tố so sánh.

Như Sỹ - Phương Thảo

TIN LIÊN QUAN