- Sở GTVT TP.HCM vừa có thông báo khẩn về việc triển khai thu phí đỗ xe ôtô dưới lòng đường tại khu trung tâm thuộc quận 1,5,10 vào sáng mai (1/8).

Theo đó, quận 1 có 13 tuyến đường, quận 5 có 4 tuyến đường và quận 10 có 6 tuyến được tổ chức thu phí đỗ xe dưới lòng đường.  

Các phương tiện được phép đỗ tại các tuyến đường này là ôtô từ 16 chỗ trở xuống hoặc xe tải 1,5-2,5 tấn. Mức phí tăng ít nhất 20.000-30.000 đồng mỗi giờ cho mỗi lượt xe, thay vì chỉ 5.000 đồng như trước. 

{keywords}
Bắt đầu từ 1/8, TP.HCM chính thức triển khai thu phí ô tô đậu lòng đường

Sở GTVT cũng cho biết, việc thu phí thông qua hình thức công nghệ mới. Người có nhu cầu gửi xe phải sử dụng ứng dụng My Parking trên điện thoại thông minh. Hiện cơ quan chức năng đã phối hợp với đơn vị Viettel thực hiện xong việc kẻ ô, lắp đặt các biển báo và gắn hệ thống camera giám sát trên 23 tuyến đường trên.

Trong quá trình thực hiện, Sở GTVT là cơ quan đầu mối, Viettel TP.HCM là đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ quản lý đỗ xe và thu phí. Công ty này cũng có chức năng quản lý giám sát, điều hành việc thu phí cho đến khi thành phố hoàn tất công tác đấu thầu dịch vụ thu phí (dự kiến quý I năm 2019).

Riêng UBND các quận 1, 5 và 10 bố trí nhân sự tại các điểm giữ xe, giám sát công tác đỗ ôtô có thu phí trên địa bàn.

 

{keywords}
Kể từ sáng mai, TPHCM cũng điều chỉnh thời gian cấm xe tải vào nội đô thành phố

Tăng thời gian cấm ô tô tải vào nội đô Sài Gòn

Cũng trong ngày 1/8, Sở GTVT TP cũng thực hiện việc thay đổi khung giờ ô tô trên và dưới 2,5 tấn lưu thông vào nội đô Sài Gòn.

Cụ thể, Quyết định về hạn chế và cấp phép ôtô tải lưu thông trong khu vực nội đô TP.HCM bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8.

Đối với xe tải, xe chở hàng dưới 2,5 tấn không được đi vào nội đô thành phố từ 6 đến 9h và từ 16 đến 20h. Quy định cũ khung giờ cấm loại xe này vào buổi sáng chỉ từ 6 đến 8h sáng.

Ôtô tải trọng trên 2,5 tấn không được vào nội đô TP từ 6 đến 22h (trừ một số tuyến hành lang được quy định). Quy định cũ loại xe này bị cấm từ 6 đến 24h.

Hành lang cấm xe được quy định cụ thể gồm: hướng Bắc và Tây là đường Quốc lộ 1 (đoạn từ giao lộ Quốc lộ 1 - Xa Lộ Hà Nội đến giao lộ Quốc lộ 1 - đường Nguyễn Văn Linh); hướng Đông là Xa Lộ Hà Nội (đoạn từ giao lộ Quốc lộ 1 - Xa Lộ Hà Nội đến nút giao Cát Lái) - Mai Chí Thọ - Đồng Văn Cống (đến đường Võ Chí Công);

Hướng Nam là đường Võ Chí Công (từ Đồng Văn Cống đến cầu Phú Mỹ) - cầu Phú Mỹ - đường trên cao (từ cầu Phú Mỹ đến nút giao Khu A Nam Sài Gòn) - đường Nguyễn Văn Linh (đoạn từ nút giao Khu A Nam Sài Gòn đến Quốc lộ 1).

Gắn ‘mắt thần’ giám sát thu phí ô tô đậu lòng đường Sài Gòn

Gắn ‘mắt thần’ giám sát thu phí ô tô đậu lòng đường Sài Gòn

22/24 tuyến đường tổ chức thu phí đỗ xe ô tô ở trung tâm Sài Gòn đã được lắp đặt ‘mắt thần’ giám sát.

TP.HCM: Đề xuất phí ô tô đỗ lòng đường cao nhất 40 nghìn/giờ

TP.HCM: Đề xuất phí ô tô đỗ lòng đường cao nhất 40 nghìn/giờ

Mức phí tạm dừng đỗ ôtô ở lòng đường, vỉa hè được đề xuất cao nhất là 40.000 đồng/giờ, qua đêm 180.000 đồng, tăng 8 lần so với hiện nay.

Thu phí ô tô vào trung tâm TP.HCM: Khó giảm ùn tắc, thiếu khả thi

Thu phí ô tô vào trung tâm TP.HCM: Khó giảm ùn tắc, thiếu khả thi

Nhiều chuyên gia tham dự Hội nghị phản biện, góp ý dự thảo Thu phí ô tô lưu thông vào trung tâm TP nhận định đề án này thiếu tính khả thi.

TP.HCM không thu phí ô tô cá nhân vào nội đô

TP.HCM không thu phí ô tô cá nhân vào nội đô

Thu phí ô tô cá nhân vào nội đô không chắc giải quyết được bài toán giảm ùn tắc lại gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư nên UBND TP.HCM giao Sở giao thông nghiên cứu lại.

Tuấn Kiệt