Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Quản trị diễn đàn Oto+ cho rằng, lái xe vi phạm nồng độ cồn rất nguy hiểm vì khi uống rượu bia từ một người tốt có thể lái xe trở thành “kẻ giết người hàng loạt:. Do vậy quản lý nhà nước cần có biện pháp răn đe, ngăn chặn vi phạm để bảo vệ người dân tham gia giao thông trên đường.

“Điều quan trọng là phải phòng ngừa, ngăn chặn tài xế sử dụng rượu bia. Còn khi xảy ra tai nạn đã có pháp luật xử lý”, ông Thắng nói.

Ông cho hay, trên diễn đàn có nhiều ý kiến đưa ra các giải pháp xử phạt đối với lái xe sử dụng rượu bia, trong đó đa số ý kiến tập trung mạnh vào phạt tiền.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội An toàn giao thông khẳng định, có thể phạt tiền, phạt điểm trên bằng lái, phạt vi phạm lần sau cao hơn nhiều so với lần trước.

Thậm chí khi bị phạt buộc lái xe phải tham gia chương trình huấn luyện đặc biệt cho người có hành vi lái xe nguy hiểm. Nếu nồng độ cồn quá cao lái xe gây tai nạn có thể bị treo hoặc tịch thu bằng lái, tịch thu phương tiện và cuối cùng là phạt tù.

{keywords}
CSGT kiểm tra nồng độ cồn của lái xe

Ông Quyền cũng nêu thực tế, hiện nay việc xử phạt vi phạm luật giao thông chưa đạt theo nguyên tắc: mọi vi phạm phải được phát hiện xử lý kịp thời và nghiêm minh.

Người tham gia giao thông vi phạm còn quá nhiều nhưng xử phạt chưa tương xứng. Nguyên  nhân là do việc xử lý chưa công minh, thậm chí có cả những tiêu cực của lực lượng thực thi công vụ nên dẫn đến nhờn luật.

Ông Nguyễn Mạnh Thắng nhấn mạnh, luật đã quy định rõ vi phạm phải xử lý, nếu CSGT làm đúng nói không với việc alo, xin xỏ, không có ngoại lệ với bất cứ trường hợp nào thì lái xe uống rượu bia không dám vi phạm.

"Đừng hy vọng người Việt Nam tự giác. Cứ tăng chế tài thật nặng, cơ quan thực thi pháp luật làm thật chuẩn, dân sẽ theo", ông Thắng nói.

Một loại tội phạm?

Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Phó trưởng phòng Tuyên truyền và phổ biến pháp luật về ATGT, Cục CSGT (Bộ Công an) nhận định, đã đến lúc cần tăng cường chế tài xử phạt. Bên cạnh xử lý hành chính, phạt tiền và các hình phạt bổ sung khác, chúng ta cần nhanh chóng có hướng dẫn, có môi trường pháp luật xử lý hình sự với hành vi này.

Lực lượng CSGT cũng cần có môi trường cơ chế pháp lý cao hơn để thiết lập giám sát chặt chẽ, để mọi người có tính thượng tôn pháp luật, chấp hành nghiêm khi tham gia giao thông.

Trước mắt nên nhanh chóng sửa đổi hệ thống pháp luật, bao gồm cả bộ luật Hình sự, đưa thêm loại hình vi phạm lái xe có nồng độ cồn quá mức cho phép vào một loại phạm tội, đồng thời bổ sung các chế tài nghiêm khắc cho vi phạm này nếu tái phạm, làm căn cứ cho việc cưỡng chế thực thi.

"Những bài học cấm đốt pháo hay bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho thấy cần quyết tâm làm vì không thể nhân nhượng vì sự an toàn của người dân", ông Quyền nói.

Theo ủy viên thường trực UB Tư pháp QH Đỗ Đức Hồng Hà, các nước trên thế giới xử phạt hành chính rất nghiêm để ngăn chặn, phòng ngừa từ xa việc sử dụng rượu bia, chất kích thích như: cấm, đánh thuế cao rượu bia, quy định tuổi, giờ sử dụng, chúng ta nên tiếp thu và học tập.

Ngoài ra, việc tước giấy phép lái xe vĩnh viễn, tịch thu phương tiện giao thông đối với lái xe sử dụng rượu bia cũng là một trong những giải pháp có thể áp dụng. 

Tài xế gây tai nạn ở hầm Kim Liên: 13 năm ôm vô-lăng vô nghĩa sau 6 chai bia

Tài xế gây tai nạn ở hầm Kim Liên: 13 năm ôm vô-lăng vô nghĩa sau 6 chai bia

 Tài xế Lê Trung Hiếu khai nhận, tối qua đi dự họp lớp và uống 6 chai bia trước khi gây tai nạn khiến 2 phụ nữ thiệt mạng ở hầm Kim Liên. 

Gia Văn