Thời gian qua, việc cấm phương tiện qua cầu Thăng Long để thi công sửa mặt cầu khiến cho việc đi lại trên địa bàn Thủ đô gặp không ít  khó khăn.

Do vậy, việc sớm hoàn thành thi công, đưa vào khai thác cầu Thăng Long, kết nối với đường vành đai 3 trên cao sẽ góp phần giảm ùn tắc cho TP.

Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đến nay tiến độ khối lượng giải ngân dự án sửa mặt cầu Thăng Long đã đạt trên 80%. 

{keywords}
 
{keywords}
Mặt cầu Thăng Long vào sáng 9/12

Tại dự án, lớp bê tông cường lực cao đã hoàn thành, các đơn vị thi công sẽ thảm 3.000m3 bê tông nhựa trên mặt cầu, thời gian dự kiến khoảng 1 tuần.

{keywords}
 
{keywords}
Dự án sửa chữa cầu Thăng Long do đội ngũ chuyên gia, kĩ sư Việt Nam làm chủ, từ khâu thiết kế, ứng dụng công nghệ cho đến công tác thi công

Theo kế hoạch, việc thi công sẽ kết thúc vào ngày 22/12 tới, sau đó đơn vị thi công sẽ sơn kẻ lan can, lắp đặt trang thiết bị an toàn và thiết bị chiếu sáng.  

“Dự án sẽ kết thúc thi công và hoàn thành theo đúng tiến độ vào 31/12 và đưa vào sử dụng khai thác đồng bộ với đường vành đai 3 trên cao”, ông Thắng khẳng  định.
 
Lắp cân tải trọng, kiểm soát xe quá tải
 
Về chất lượng dự án, Tổng cục đã quán triệt các cơ quan quản lý chỉ đạo tư vấn giám sát, nhà thầu giám sát 24/24 giờ trong quá trình thi công. Đến nay các hạng mục thi công được đánh giá đều đạt và vượt yêu cầu đề ra, chất lượng đảm bảo.

{keywords}
Đại diện Sở GTVT Hà Nội cùng với các chuyên gia giao thông kiểm tra hiện trường dự án

Về độ bền của dự án, ông Thắng nói rõ: Với lớp bê tông cường độ cao 6cm sẽ có tuổi thọ trên 10 năm. Lớp bê tông nhựa polime phía trên 4cm sử dụng giống như các thảm bê tông ở các công trình khác, cần thời gian trùng tu 5 năm và đại tu 10 năm.
 
Đại diện Tổng cục Đường bộ cũng nói rõ, đường có tốt đến mấy song nếu không kiểm soát được xe quá tải sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đường, khi đó chi phí sửa đường rất cao.

{keywords}
 
{keywords}
Tổng cục Đường bộ Việt Nam khẳng định công trình có tuổi thọ ít nhất 10 năm

Hiện Tổng cục đã làm việc với Hà Nội, lắp đặt trạm cân đầu cầu Thăng Long để kiểm soát tải trọng xe. Trước mắt chưa lắp đặt được trạm cân thì sẽ kiểm soát bằng cân xách tay.

Theo GS.TS. Trần Đức Nhiệm, trường Đại học GTVT Hà Nội, mặt cầu Thăng Long, hư hỏng chủ yếu là do bị rạn nứt, hằn lún, bản thép trực hướng bị biến dạng.

Trong khi đó, lưu lượng xe trung bình là 47.000 lượt xe/ngày đêm. Tổng tải trọng xe lớn qua cầu chủ yếu trên 45 tấn (tải trọng cầu cho phép chỉ là 30 tấn).

Qua thời gian dài khai thác dài, bản mặt cầu không đáp ứng về độ cứng, chịu kéo theo cả phương dọc và ngang lớn, bị võng cục bộ, chất lượng bê tông lớp phủ không đạt yêu cầu, nhiều vị trí không dính bám, lớp phủ rỗng đọng nước với mặt thép cầu.

Ông Nhiệm khẳng định, việc sửa chữa lần này với lớp bê tông siêu tính năng UHPC sẽ tăng cường độ cứng cho bản mặt cầu có tính chịu mỏi cao, giải quyết được vấn đề dính bám giữa mặt cầu và lớp phủ trong trường hợp tải trọng xe nặng, chống thấm đọng nước xuống bề mặt cầu.

Lý do chuyên gia Nga từ chối sửa mặt cầu Thăng Long

Lý do chuyên gia Nga từ chối sửa mặt cầu Thăng Long

Chuyên gia Nga đồng ý giúp đỡ sửa chữa mặt cầu Thăng Long nhưng vì sao việc này không thành hiện thực?

Vũ Điệp