Anh Nguyễn Văn Nôi ở Tây Hồ (Hà Nội) cho biết, hiện nay việc đi lại bằng đường hàng không khá khó khăn do tần suất bay thấp, ngay cả bay giữa Hà Nội – TP.HCM cũng rất hạn chế.

Anh Nôi chia sẻ, đầu tuần qua anh có việc cần đi công tác gấp tại  TP.HCM, nhưng do hạn chế chuyến bay nên anh buộc phải bay nối chuyến từ Hà Nội vào Đà Nẵng rồi bay tiếp chuyến vào TP.HCM. Tương tự, khi trở về Hà Nội anh phải bay nối chuyến  vào sân bay Liên Khương (Đà Lạt)  sau đó bay về Nội Bài.

Anh Nôi cho biết, vì hạn chế chuyến bay việc đi lại của anh khá mệt mỏi. Giá vé máy bay cũng khá cao. Trước đây bay Hà  Nội – TP HCM thường chỉ 2 triệu/ chiều tiền vé, nhưng nay có thời điểm phải mất gần 3,5 triệu. 

“Tần suất bay thấp rất khó khăn cho khách đi lại bằng đường hàng không và làm tăng chi phí giá vé. Việc này đã hạn chế hành khách đi lại bằng đường hàng không”, anh Nôi nói.

{keywords}
Việc hạn chế các chuyến bay khiến hành khách đi lại khó khăn

Theo báo  cáo gửi Bộ GTVT của Cục Hàng không Việt Nam, từ 21/10 - 18/11, 4 hãng hàng không Việt Nam đã tổ chức khai thác 44 đường bay nội địa tới toàn bộ 22 cảng hàng không của Việt Nam với tổng cộng 2.207 chuyến bay khứ hồi (4.414 chặng bay) với tổng lượng khách vận chuyển đạt 446.805 hành khách, hệ số sử dụng (HSSD) ghế trung bình 54,4%.

Đường bay, Hà Nội - TPHCM có hệ số sử dụng ghế trung bình cao nhất với tỷ lệ liên tục đạt trên 90%, tiếp theo là Hà Nội - Đà Nẵng/Phú Quốc, TP.HCM/Phú Quốc/Đà Nẵng/Nghệ An/Thanh Hóa với hệ số sử dụng ghế trung bình từng đường bay từ 65-75% theo từng ngày khác nhau.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện cũng gặp nhiều vướng mắc.

Nhu cầu giai đoạn hiện tại tập trung vào các đường bay kết nối TP.HCM và các địa phương phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An nhưng tần suất vẫn đang hạn chế.

Các quy định hiện tại mới áp dụng đến 30/11 nên các hãng hàng không khó khăn trong việc lập kế hoạch khai thác trong lịch bay mùa đông 2021/2022, đặc biệt là kế hoạch bay Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Hầu hết các đường bay mới được hãng hàng không khai thác với tần suất một chuyến/ngày nên gây khó khăn cho hành khách có mong muốn chỉ đi lại giải quyết công việc trong ngày (sáng bay đến, chiều bay về).

Tần suất đường bay hạn chế nên các hãng hàng không tập trung vào dải giá cao. Bên cạnh đó, các hãng hàng không chưa đưa ra các mức giá khuyến mại, gây bức xúc về giá vé đối với hành khách.

Trao đổi với VietNamNet, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết, dù việc đi lại hiện nay đã thuận tiện hơn, nhưng các đường bay lẻ, hệ số sử dụng ghế thấp, chỉ đạt 20-30%. Do vậy, ngoài các trục bay chính đạt tỷ lệ khách cao thì các đường bay khác đều rất thấp. Trong khi các hãng bay phải tập trung các đường bay đem lại hiệu quả kinh doanh.

Khi được hỏi về mức giá vé máy bay hiện nay cao, đại diện Cục Hàng không cho biết, về khung giá nhà nước đã có quy định mức trần, hãng hàng không không thể tăng mức vượt trần.

Về quy định hãng hàng không "không tổ chức các dịch vụ trên chuyến bay trừ cung cấp nước uống", đại diện Cục Hàng không cho biết, hiện nay các hãng đã đề xuất được phục vụ dịch vụ ăn uống trở lại. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được chấp thuận. Trong khi các doanh nghiệp cung cấp suất ăn phải dừng hoạt động quá lâu, nếu không sớm cho phục vụ trở lại thì thực sự khó khăn với doanh nghiệp.

“Thực tế hiện nay khách đi máy bay đều đã tiêm 2 mũi vắc xin, đảm bảo quy định “vùng xanh” trên máy bay nên việc cho phục vụ trở lại dịch vụ ăn uống là cần thiết”,  đại diện Cục Hàng không thông tin thêm.

Về vấn đề này, đại diện Bộ GTVT cho biết, việc mở lại dịch vụ ăn uống trên chuyến bay phải xin ý kiến từ Ban Chỉ đạo Quốc  gia về phòng chống dịch Covid-19 vì liên quan đến đảm bảo y tế. 

 

Đề xuất khai thác bình thường từ năm 2022


Cục Hàng không cũng kiến nghị đề xuất Bộ GTVT triển khai kế hoạch hoạt động vận chuyển hành khách nội địa thường lệ trong thời gian tới.


Cụ thể, tăng tần suất khai thác giai đoạn đường bay Hà Nội - TPHCM/Đà Nẵng và TPHCM - Đà Nẵng với các giai đoạn: Từ ngày 1-14/12, khai thác với tần suất 16 chuyến khứ hồi/ngày/đường bay được phân bổ cho Vietnam Airlines 5 chuyến; Vietjet Air 5 chuyến, Bamboo Airways 3 chuyến; Pacific Airlines 2 chuyến; Vietravel Airlines một chuyến.

Từ ngày 15-31/12, khai thác với tần suất 20 chuyến khứ hồi/ngày/đường bay (dự kiến phân bổ cho Vietnam Airlines 6 chuyến; Vietjet Air 6 chuyến, Bamboo Airways 4 chuyến; Pacific Airlines 3 chuyến; Vietravel Airlines một chuyến.
Các đường bay khác trong thời gian nêu trên được khai thác tổng cộng không quá 9 chuyến khứ hồi/ngày/đường bay.

Cục Hàng không đề xuất từ năm 2022 toàn bộ các đường bay trở lại khai thác bình thường. Điều chỉnh quy định về chuyển giao thông tin hành khách từ ứng dụng PC-COVID trực tiếp giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và các địa phương, đồng thời bãi bỏ các quy định liên quan đến tổng hợp, chuyển giao thông tin hành khách trong nội bộ các đơn vị ngành hàng không để đảm bảo tính thống nhất, nhanh chóng, kịp thời của thông tin.

Ngoài ra, Cục cũng đề nghị Bộ GTVT bãi bỏ quy định hãng không cung cấp dịch vụ trên chuyến bay.

 

Mở lại đường bay quốc tế, đề xuất bỏ quy định cách ly 7 ngày

Mở lại đường bay quốc tế, đề xuất bỏ quy định cách ly 7 ngày

Việc mở lại các đường bay quốc tế thường lệ hiện nay là phù hợp để sớm phục hồi nền kinh tế. Tuy nhiên, việc quy định cách ly 7 ngày theo ý kiến của các chuyên gia sẽ khó hút khách du lịch.


Vũ Điệp