-“Hà Nội sẽ yêu cầu Uber, Grab công khai giá cước vận tải như taxi truyền thống”, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết.

Uber, Grab sẽ phải thực hiện đăng ký giá với cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là công bố mức giá trần, giá sàn.

Ông Viện nói rõ, hiện nay Uber, Grab cho rằng, hợp đồng ký kết giữa Uber, Grab với khách hàng đã được công khai minh bạch, thuận mua, vừa bán. Tuy nhiên, rõ ràng là Uber, Grab có lúc giảm giá rất nhiều nhưng cũng có lúc áp mức giá cước rất cao mà nhiều người dân không được biết cho đến khi phải trả tiền.

Trong khi, nghị định 86 quy định rõ tỉnh, thành phố được phép yêu cầu xe hợp đồng đăng ký giá với cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo công khai, minh bạch về giá.

Cũng theo ông Viện, đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030” xác định xe kinh doanh vận tải hành khách đến 9 chỗ ngồi ứng dụng công nghệ thông tin như Uber, Grab hoạt động tương tự xe taxi, được quy định quản lý như xe taxi (quản lý về số lượng, chất lượng và phạm vi hoạt động).

{keywords}
Xe hợp đồng dưới 9 chỗ, trong đó có Uber, Grab phải công khai giá cước

Ông Viện đánh giá, thời gian qua, loại hình xe hợp đồng dưới 9 chỗ Uber, Grab đã phát triển rất mạnh mẽ tại Hà Nội và TP.HCM, mang lại nhiều lợi ích cho hành khách, đồng thời thúc đẩy taxi truyền thống phải tự đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ. Tuy nhiên, trong quá trình thí điểm, loại hình này vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập.

Trong khi chờ Bộ GTVT tham mưu cho Chính phủ sửa đổi nghị định 86 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, Sở GTVT Hà Nội đã tham mưu cho UBND TP Hà Nội xây dựng và ban hành quy chế quản lý taxi Hà Nội.

Quy định nhằm nâng cao chất lượng của loại hình này, khắc phục tồn tại và tạo điều kiện cho các DN taxi tiếp tục đổi mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội, đủ sức cạnh tranh với các loại hình khác.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN cho biết, công bố giá thấp hay cao thì DN vận tải phải kê khai với cơ quan quản lý.

“Hiện nay nay thông tư 152 liên bộ GTVT, Tài chính quy định phải kê khai giá thì DN phải chấp hành cho nghiêm”, ông Thanh nói.

Có nên cắm biển hạn chế giờ cao điểm?

Từ ngày 11/1/2018, Sở GTVT Hà Nội đã tổ chức cắm biển hạn chế kinh doanh xe hợp đồng dưới 9 chỗ, trong đó có Uber, Grab vào một số tuyến phố, đảm bảo công bằng giữa hoạt động của Uber, Grab và taxi truyền thống, giảm ùn tắc giao thông. 

Sở GTVT Hà Nội đã có văn bản yêu cầu Uber, Grab ngừng kết nối, không đón trả khách trên những tuyến đường này trong khung giờ cấm.

{keywords}
Hà Nội cắm biểm báo cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ giờ cao điểm, trong đó có Uber, Grab

Theo ông Viện, quy định trên đã phát huy hiệu quả khi những tuyến phố như Khâm Thiên giờ cao điểm trước đây thường xuyên ùn tắc thì nay phương tiện đi qua đã giảm rõ rệt.

Ông Viện cho hay, đây chỉ là một giải pháp tình thế trong điều kiện đường phố Hà Nội chưa đủ diện tích cho tất cả các loại phương tiện giao thông hoạt động.

Hơn nữa, đây không phải là cấm vĩnh viễn mà là tạm thời. Khi ùn tắc giao thông giảm, hạ tầng tốt hơn sẽ dỡ bỏ biển cấm.

“Mong muốn của chúng tôi là không phải hạn chế phương tiện ở bất kỳ tuyến đường nào nữa. Tuy nhiên, với tình trạng như hiện nay, nếu không hạn chế sẽ ùn tắc”, ông Viện nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thanh cho biết, việc cắm biển báo hạn chế xe Uber và Grab giờ cao điểm là để đảm bảo công bằng trong hoạt động kinh doanh vận tải của Uber, Grab với taxi truyền thống. Tuy nhiên, về lâu về dài không nên cấm taxi, bởi taxi là vận tải công cộng phục vụ hành khách, mà đã là vận tải công cộng thì không nên cấm.

Hà Nội: Nhiều biển báo bỗng dưng bị 'băng bó'

Hà Nội: Nhiều biển báo bỗng dưng bị 'băng bó'

Phố Cát Linh (quận Đống Đa, Hà Nội) xuất hiện hàng loạt biển báo giao thông bị che kín bởi giấy báo và tấm bạt kẻ. 

Biển báo trên phố Hà Nội bỗng 'bốc hơi', trơ cọc

Biển báo trên phố Hà Nội bỗng 'bốc hơi', trơ cọc

Sáng nay, hàng loạt biển báo giao thông trên phố Cát Linh bị tháo biển, trơ lại cọc.

Uber, Grab báo lỗ ngàn tỷ: Bộ trưởng băn khoăn

Uber, Grab báo lỗ ngàn tỷ: Bộ trưởng băn khoăn

Một năm Uber, Grab báo lỗ cả nghìn tỷ đồng. Tại sao lỗ? Do trốn thuế, hay để cạnh tranh không bình đẳng với taxi? - Bộ trưởng GTVT nói.

Taxi truyền thống kiến nghị xem Uber, Grab là hãng vận tải

Taxi truyền thống kiến nghị xem Uber, Grab là hãng vận tải

Để quản lý được loại hình kinh doanh như Uber, Grab, Hiệp hội Taxi TP.HCM vừa kiến nghị lên Bộ GTVT xem xét đây là hãng vận tải.

Cuộc chiến Uber, Grab vẫn nóng chuyện ai quản

Cuộc chiến Uber, Grab vẫn nóng chuyện ai quản

Cuộc tranh luận nóng về 2 năm hoạt động thí điểm của Uber và Grab nhưng vẫn chưa tìm được phương án quản lý loại hình vận tải này.

Bất lực nhìn Uber, Grab trốn thuế?

Bất lực nhìn Uber, Grab trốn thuế?

Việc các DN taxi truyền thống “tố” Uber, Grab trốn thuế, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết: Bộ sẽ làm việc với Bộ Tài chính để quản lý thuế tốt hơn...

Uber, Grab tự do 'làm giá', taxi truyền thống kêu trời

Uber, Grab tự do 'làm giá', taxi truyền thống kêu trời

Uber và Grab không phải chịu nhiều chi phí nên tự do “làm giá” khiến taxi truyền thống không cạnh tranh nổi.

Vũ Điệp