- Sau khi Hội đồng nghiệm thu Nhà nước (Bộ Xây dựng) công bố tình trạng Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông bị rỉ sét, có vết nứt; tối 29/5, Ban QLDA Đường sắt (Bộ GTVT) đã lên tiếng xung quanh nội dung này.

Về kết quả kiểm tra của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cho rằng: "trước khi lắp ray chưa phủ lớp dầu mỡ chống gỉ cho ray và phụ kiện liên kết, hiện một số vị trí đã bị gỉ sét”, 


Ban QLDA Đường sắt cho biết: Đối với ray, phụ kiện nhập khẩu của dự án với đầy đủ tiêu chuẩn và thí nghiệm kiểm tra của nhà máy sản xuất; được Tổng thầu bảo quản tại kho bãi theo đúng quy định.

Kiểm tra trước khi lắp đặt cho thấy toàn bộ phụ kiện đều mới xuất xưởng và đã được bôi lớp dầu chống gỉ.

Tuy nhiên, trong quá trình thi công ngoài công trường, phải lắp ráp tổ hợp thành các mô đun cộng với quá trình làm sạch sau đổ bê tông liên kết đã làm lớp dầu chống gỉ của một số phụ kiện không còn, cộng với điều kiện thời tiết bên ngoài (nắng, mưa) nên một số vị trí đã bị oxi hóa bề mặt.

{keywords}
Đường ray rỉ sét.

Thực trạng này đã được báo cáo, giải trình ngay trong quá trình kiểm tra. Sau thời điểm Hội đồng nghiệm thu đi kiểm tra, Ban QLDA Đường sắt đã chỉ đạo và Tổng thầu đã thực hiện bôi dầu mỡ bảo vệ phụ kiện đã lắp đặt.

Về nội dung Hội đồng kiểm tra Nhà nước nêu: “Đã khóa hệ thống đường ray nhưng tại một số vị trí mối nối giữa ray hàn dài và ray tiêu chuẩn (25m) có khe hở chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật là 8mm, thực tế là lớn hoặc nhỏ hơn 8mm. Việc này tiểm ẩn nguy cơ cháy mối nối hoặc ray bị đứt gãy do tác động bởi nhiệt độ”.

Ban QLDA Đường sắt lý giải: ray đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông được thiết kế hàn liền, có các cầu ray kết nối với vị trí đặt ghi.

Khe hở được thiết kế là 8mm (± 2mm) theo nhiệt độ trung bình tính toán. Sau khi lắp đặt, hệ thống đường ray vẫn đang trong qua trình căn chỉnh và chưa điều chỉnh cố định ở phạm vi có mối nối.

Việc kiểm tra hiện trường tiếp tục còn được thực hiện trong suốt quá trình thi công lắp đặt và trong giai đoạn khai thác sau này để đảm bảo tiêu chuẩn nêu trên…

Đối với nội dung: “Bu lông liên kết giữa phụ kiện với ray tại một số vị trí chưa được đặt vuông góc; một số thanh giằng cự ly phục vụ thi công ghi - khu depot làm bằng sắt hàn”, Ban QLDA Đường sắt khẳng định, các bu lông liên kết phụ kiện không vuông góc đã được chỉnh sửa; các thanh giằng cự li trong khu Depot được sử dụng tạm bằng thanh sắt hàn được dùng chỉ để khống chế cự li ghi, ray trong quá trình thi công.

Sau khi thi công xong và cố định vị trí sẽ tiến hành tháo bỏ và lắp lại bằng các thanh giằng cự ly đồng bộ của bộ ghi do các thanh giằng cự ly đồng bộ với ghi là mảnh (tiết diện khoảng 2 x 2 cm) và có nguy cơ cong vênh nếu bị va đập trong quá trình thi công lắp đặt….

Về kết luận, của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cho rằng: “Việc xử lý nền đất yếu khu vực Depot còn chưa cung cấp được đầy đủ hồ sơ thi công, nghiệm thu xử lý nền đất yếu bằng công nghệ bấc thấm kết hợp hút chân không để xem xét, đánh giá”.

Ban QLDA Đường sắt cho biết, hạng mục xử lý đất yếu bằng công nghệ bấc thấm kết hợp hút chân không được xử lý cho một phần trong khu vực Depot từ năm 2013.

Tại thời điểm kiểm tra, hồ sơ của hạng mục xử lý nền đất yếu này đang được các đơn vị nhà thầu hoàn thiện để trình nộp nên chưa cung cấp kịp thời cho Hội đồng. Ban đã chỉ đạo Tư vấn, Tổng thầu hoàn chỉnh hồ sơ lưu và báo cáo với Hội đồng.

Mở cửa tham quan nhà ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Mở cửa tham quan nhà ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Ban Quản lý dự án Đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, sẽ tổ chức buổi lễ mở bạt đoàn tàu và mở cửa tham quan nhà ga La Khê vào sáng 20/5.

Tháng 10 chạy thử đoàn tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Tháng 10 chạy thử đoàn tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chậm nhất tháng 10 phải đưa vào vận hành, khai thác chạy thử đoàn tàu.

Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông về đến Hà Nội đêm qua

Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông về đến Hà Nội đêm qua

Lô tàu đầu tiên trong tổng số 13 đoàn tàu của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã vào đến Hà Nội lúc 2h đêm.

Gia Văn