Vụ việc chỉ bị phát hiện khi máy bay hạ cánh, chuột bất ngờ chạy ra khỏi túi và chạy trên khoang khách khiến cả máy bay hỗn loạn.

Chuyến bay sau đó phải dừng khai thác theo kế hoạch để hãng hàng không và các cơ quan liên qua tìm bằng được chú chuột. Sau khi bắt lại được chuột, máy bay mới được hoạt động trở lại.

Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sau đó xác nhận, do con chuột này có kích thước nhỏ, hình ảnh trên máy soi chiếu tương tự như chất hữu cơ thông thường nên khó xác định khi phân tích.

Theo Phó giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Nam Nguyễn Minh Tuấn, khi phát hiện khách mang động vật sống, dù việc không được văn bản hóa thành quy định, an ninh không thể nói không có nhiệm vụ phát hiện.

Đây không phải là lần đầu tiên máy bay phải dừng hoạt động vì có chuột. Hồi tháng 3 vừa qua, trên một chuyến bay từ Buôn Ma Thuột về sân bay Cát Bi, tổ bay đã bất ngờ phát hiện ra chuột.

Ngay khi hạ cánh xuống sân bay Cát Bi, tổ bay đã thông báo cho nhân viên kỹ thuật sân bay. Máy bay này ngay sau đó phải tạm ngừng khai thác để kiểm tra, diệt chuột theo quy định. 

Sau đó, chuyến bay từ Cát Bi đi Đà Lạt phải cất cánh chậm 5h so với kế hoạch, còn chuyến bay từ Cát Bi đi TP.HCM bị huỷ.

Ông Hồ Minh Tấn, Trưởng phòng Tiêu chuẩn an toàn bay (Cục Hàng không VN) cho biết, trên máy bay có rất nhiều dây điện, trong khi chuột là động vật gặm nhấm nên tuyệt đối không được phép cho chuột lên khoang khách.

Trường hợp khách muốn mang chuột cảnh lên máy bay phải được cấp phép với những điều kiện ràng buộc cụ thể về quy trình xách và vận chuyển.

Ông cũng nói rõ, việc vô tình phát hiện trên máy bay và cố tình mang chuột cảnh đi máy bay là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau.

Phó trưởng phòng Vận tải hàng không (Cục Hàng không VN) Nguyễn Minh Đăng cũng cho hay, trong điều lệ vận chuyển của hãng hàng không đều có những quy định cụ thể về vận chuyển động vật sống.

Tùy từng loại sẽ có quy định tương ứng về điều kiện đóng gói bao bì. Các hãng có thể có nhưng quy định khác nhau trong điều lệ vận chuyển, nhưng riêng với động vật sống thì quy định cơ bản giống nhau.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), động vật cảnh vận chuyển dạng hành lý ký gửi chỉ gồm chó, mèo, chim. Các vật nuôi khác không được coi là động vật cảnh và phải được vận chuyển theo đường hàng hóa. Vì vậy chuột cảnh, nếu được sự cho phép của hãng vận chuyển, phải gửi theo đường hàng hóa.

Cũng theo ông Đăng, các loại động vật sống nếu được chấp nhận vận chuyển (kể cả theo đường hàng hóa hay hành lý ký gửi) đều phải tuân theo những quy chuẩn về đóng gói (chuồng, cũi, lồng) rất nghiêm ngặt.

Máy bay tê liệt vì khách vứt bỉm, ném chai rượu vào bồn cầu

Máy bay tê liệt vì khách vứt bỉm, ném chai rượu vào bồn cầu

Liên tiếp máy bay Vietnam Airlines phải nằm sân để sửa chữa, không thể đưa vào khai thác do hành khách vứt “vật thể lạ” vào toilet.

Vũ Điệp