- Chủ đầu tư cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cho hay dùng băng keo là để bảo vệ vật liệu chống thấm. Sau khi có phản ảnh, đơn vị đã cho công nhân đi tháo lớp băng keo tối qua.

Cao tốc 34.000 tỷ đạt 6/10 điểm: Kiểm điểm chủ đầu tư lẫn nhà thầu
Chủ đầu tư cao tốc 34.000 tỷ nói về 'ma trận' bán thầu dự án

Chiều qua, tại hầm chui dân sinh trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn qua thôn 4 (xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, Quảng Nam) xuất hiện 4 vị trí thấm dột có dán băng keo chằng chịt ngang, dọc với diện tích khoảng 20x30cm, một số vị trí bị bong tróc nham nhở.

Trao đổi với VietNamNet sáng nay, ông Hồ Duy Diệm, kiến trúc sư, nguyên Trưởng ban quy hoạch TP Đà Nẵng cho hay, nếu dùng băng keo để chống thấm thì đây là cách làm "che mắt" tạm thời. Bởi tại các điểm thấm dột có khe nước, nếu trời mưa, áp lực nước đẩy ra thì vẫn thấm nước như thường.

{keywords}
Hầm chui dân sinh trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Ông Diệm cho rằng, tại các hầm chui, cầu trên cao tốc bị thấm dột, hiện nay rất khó để khắc phục triệt để. Vì trong quá trình thi công, khi đổ bê tông tại các hầm cầu luôn có khe hở với độ rộng nhất định khiến nước rỉ ra từ đây.

“Với cách chống thấm bơm keo dán vào các điểm nứt thì không bền vững, sau một thời gian các điểm thấm vẫn rỉ nước. Vì bình thường keo không gắn kết chặt vào đá, với thời tiết nắng nóng ở miền Trung, nếu lớp keo và đá không nở ra bằng nhau, thì vẫn tạo ra khe hở”, ông Diệm giải thích.

Băng keo để bảo vệ vật liệu chống thấm

Phó tổng giám đốc tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), chủ đầu tư cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Lê Quang Hào cho hay, việc dùng băng keo để bảo vệ vật liệu chống thấm. Sau khi có phản ảnh, tối qua đơn vị đã cho công nhân đi tháo lớp băng keo.

Theo ông, hầm chui mà người dân phản ánh qua đường DH 5 thuộc gói thầu A2 do công ty TNHH Tập đoàn xây dựng cầu đường Sơn Đông (Trung Quốc) làm nhà thầu thi công.

Ông Hào lý giải, tại các vị trí khe thi công ở trần hầm bị thấm dột các công nhân đã được bơm vật liệu đặc chủng chống thấm sika để chống thấm. Nhưng do các vị trí thấm ở đỉnh hầm, khi bơm sika vào do vật liệu còn mềm dẻo, dễ trôi xuống nên các công nhân đã dùng băng keo dán lại. Nhằm bảo vệ lớp vật liệu, khi lớp sika khô sẽ tiến hành tháo băng keo ra.

“Các nhà thầu đã thấm dột tại các hầm, cầu trên cao tốc. Chúng tôi đang xem có mưa để kiểm tra về việc thấm dột này”, ông Hòa cho biết thêm.

{keywords}
Theo VEC, lớp băng keo dùng để bảo vệ lớp vật liệu chống thấm
{keywords}
 Một vị trí bị bong tróc lớp băng keo
{keywords}
Tại hầm chui có 4 vị trí dán băng keo
{keywords}
Chiều 21/11, băng kéo dán tại nhiều vị trí tại hầm dân sinh

Trước đó, ngày 28/10, VEC thừa nhận, trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn từ Đà Nẵng - Tam Kỳ có 21 cầu xuất hiện hiện tượng thấm, đọng nước. Do thi công hệ thống thoát nước mặt cầu chưa hoàn thiện và buộc các nhà thầu khẩn cấp khắc phục sửa chữa.

Cao tốc 34.000 tỷ: Băng keo dán ngang, dán dọc chống dột

Cao tốc 34.000 tỷ: Băng keo dán ngang, dán dọc chống dột

Tại hầm chui dân sinh trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi xuất hiện những băng keo dán chằng chịt để chống dột.

Cao tốc 34.000 tỷ chắp vá: Nữ ĐB Quảng Ngãi truy trách nhiệm Bộ trưởng

Cao tốc 34.000 tỷ chắp vá: Nữ ĐB Quảng Ngãi truy trách nhiệm Bộ trưởng

Nêu các bức xúc của cử tri về dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, ĐB Phạm Thị Thu Trang hỏi trách nhiệm của Bộ trưởng GTVT.

4 năm lão nông đi tố sai phạm cao tốc 34.000 tỷ: Huyện đề xuất khen thưởng

4 năm lão nông đi tố sai phạm cao tốc 34.000 tỷ: Huyện đề xuất khen thưởng

Lão nông ở Quảng Ngãi đã có công thu thập bằng chứng tố cáo sai phạm trong quá trình thi công tại gói thầu A3 cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được đề xuất khen thưởng.

Lê Bằng