XEM CLIP:

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, mặt cầu Thăng Long xuống cấp nhiều năm qua, dù đã áp dụng nhiều giải pháp, công nghệ để sửa chữa nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu, kỳ vọng của người dân.

{keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể kiểm tra mặt cầu Thăng Long

Người đứng đầu ngành giao thông cũng thông tin thêm, hiện tư vấn đã đề xuất các giải pháp sửa chữa mặt cầu Thăng Long và Bộ GTVT sẽ cố gắng chọn phương án tốt nhất, xử lý căn cơ, triệt để, bền vững ít nhất 7-10 năm.

"Để làm được như vậy chi phí sẽ lớn, chúng tôi sẽ cố gắng tối đa để sửa chữa toàn diện mặt cầu Thăng Long”, ông nói thêm.

Để đảm bảo an toàn giao thông trong thời gian tìm giải pháp sửa chữa, Bộ trưởng Thể yêu cầu Tổng cục Đường bộ thường xuyên theo dõi, xử lý kịp thời các hư hỏng trên mặt cầu.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Nguyễn Văn Huyện cho biết, Tổng cục sẽ đấu thầu quốc tế, chọn nhà thầu và công nghệ sửa chữa triệt để mặt cầu Thăng Long. Trong đó không loại trừ công nghệ của Nga, Mỹ, Đức, Nhật...

{keywords}
Bộ trưởng Thể yêu cầu Tổng cục Đường bộ kịp thời xử lý hư hỏng trên mặt cầu, đảm bảo an toàn giao thông 

Tháng 7 vừa qua, Bộ GTVT đã có văn bản báo cáo Thủ tướng về sửa chữa mặt đường ô tô trên cầu Thăng Long với kinh phí khoảng 180 tỷ đồng và đề xuất lấy nguồn từ Quỹ Bảo trì đường bộ trung ương.

Trước đó, Tổng cục Đường bộ đã báo cáo Bộ GTVT 3 phương án sửa chữa mặt cầu Thăng Long.

Phương án 1: Sửa chữa tổng thể cả bản thép mặt cầu (tăng độ cứng, tăng khả năng chịu lực cho lớp bản thép trực hướng).

Khắc phục, tăng cường dính bám, chống trượt lớp bê tông nhựa trên mặt thép theo hướng khôi phục lại nguyên lý thiết kế của Liên Xô trước đây.

Giải pháp này, được đánh giá là có thể sẽ khắc phục được hết các hư hỏng trên nhưng tốn kém, thời gian làm thủ tục, thi công kéo dài, ảnh hưởng giao thông qua cầu.

{keywords}
Mặt cầu Thăng Long hư hỏng nhiều năm vẫn chưa thể sửa chữa dứt điểm

Phương án 2: Chỉ thí điểm sửa chữa lớp bê tông nhựa mặt cầu, không sửa chữa phần kết cấu thép. Thế nhưng  phương án này sẽ không xử lý triệt để được hiện tượng nứt dọc do bản thép bị mỏi, suy giảm khả năng chịu tải.

Phương án 3: Cho hàn lưới thép trên bản thép mặt cầu, sau đó làm lớp dính bám như phương án 1 và thảm bê tông nhựa (sử dụng loại bê tông nhựa gia cường cốt sợi thủy tinh để cải thiện khả năng chịu kéo của bê tông nhựa)… Tuy nhiên, việc hàn sẽ làm biến dạng bản thép mặt cầu, quá trình sử dụng mối hàn có thể bong bật.

Mặt cầu Thăng Long được đại tu, thay mới toàn bộ lớp thảm mặt cầu ô tô hồi năm 2009 với chi phí 90 tỷ đồng, theo công nghệ Mỹ. Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn đưa vào sử dụng, lớp phủ mặt cầu đã hư hỏng, bong tróc, rạn nứt...

Tình trạng trên kéo dài tới nay, dù các giải pháp công nghệ từ Đức, Nhật... đã được đưa vào thí điểm vẫn không thành công.

Hà Nội: Xế hộp nhảy chồm chồm trên cầu Thăng Long

Hà Nội: Xế hộp nhảy chồm chồm trên cầu Thăng Long

Hơn 10.000 m2 mặt đường bê tông nhựa của cầu Thăng Long đang bị hư hỏng, hằn lún gây mất an toàn giao thông.

Vũ Điệp - Văn Phú