- Hàng loạt “ông lớn” muốn xin đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, trong đó có bố chồng Tăng Thanh Hà - ông Johnathan Hạnh Nguyễn.

Dù điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đang được cơ quan chức năng xem xét, nhưng đã có khá đông nhà đầu tư đăng ký muốn tham gia đầu tư.

Trong danh sách các nhà đầu tư vào nhà ga hành khách T4 tại Tân Sơn Nhất có công ty TNHH Xuất nhập khẩu liên Thái Bình Dương (IPP) của “ông trùm hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn.

{keywords}
Nhiều ông lớn muốn đầu tư xây dựng nhà ga T4 sân bay Tân Sơn Nhất.

Hiện nay, IPP chính là cổ đông lớn nhất của công ty CP Nhà ga quốc tế Cam Ranh - dự án có tổng mức đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng với công suất từ 4 - 8 triệu hành khách/năm.

Ngoài ra, IPP cũng chính là cổ đông lớn, nhà đầu tư chiến lược của công ty CP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). 

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn mới đây đã được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch HĐQT SASCO.

{keywords}
Ông trùm hàng hiệu Jonhnathan Hạnh Nguyễn và vợ Lê Hồng Thủy Tiên

IPP đề xuất được cùng Tổng công ty cảng hàng không VN (ACV) thực hiện đầu tư nhà ga hành khách T4 theo đúng quy hoạch và chủ trương được duyệt đồng thời cam kết hoàn thành sau 18 tháng kể từ ngày khởi công dự án.

Cũng muốn được đầu tư vào nhà ga hành khách T4 còn có 2 cái tên quen thuộc là Tổng công ty Hàng không VN - CTCP (Vietnam Airlines) và công ty CP Hàng không Vietjet Air.

Ngoài 3 cái tên nói trên, trong danh sách đăng ký đầu tư còn có liên danh nhà đầu tư - công ty CP Đầu tư khai thác nhà ga quốc tế Đà Nẵng (AHT) và công ty CP Đầu tư hạ tầng Thăng Long TJC (AHT-TJC). AHT hiện đang là chủ đầu tư dự án Nhà ga quốc tế Đà Nẵng - dự án xã hội hóa đầu tiên trong lĩnh vực hạ tầng hàng không.

2 sân bay đang phải gánh lỗ

Cục trưởng Cục Hàng không Lại Xuân Thanh cho biết, cùng với Cảng hàng không Nội Bài, Cảng Hàng không Tân Sơn Nhất chính là 2 trong số 22 Cảng hàng không trên cả nước ACV khai thác có hiệu quả. Thực tế 2 sân bay này đang phải “gánh lỗ” cho các cảng hàng không còn lại.

Cảng hàng không Tân Sơn Nhất hiện nay có công suất thiết kế là 25 triệu hành khách/năm, trong khi từ cuối năm 2016 đã đạt mức 32,5 triệu khách. Trong những năm tới nhu cầu tăng trưởng của Tân Sơn Nhất vẫn đạt trung bình từ 15%/năm trở lên.

Do vậy, nếu nhà ga hành khách T4 ngay khi hoàn thành và đi vào khai thác sẽ không lo thiếu khách.

Với công suất 15 triệu khách/năm, chưa tính khoản thu từ kinh doanh dịch vụ phi hàng không vốn được đánh giá là “siêu lợi nhuận”.

Về hình thức đầu tư, ông Lại Xuân Thanh cho biết, vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên dù ở bất kỳ hình thức đầu tư nào, thậm chí kể cả đầu tư theo hình thức BOT hay không thì nhà đầu tư vẫn phải tuân thủ luật Hàng không và luật Giá.

Cục Hàng không Việt Nam vừa có tờ trình gửi Bộ GTVT về nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - TP.HCM. 

Theo đó, để giải quyết sân bay này khỏi tình trạng quá tải sẽ cần tới hơn 19.000 tỷ đồng để nâng công suất nhà ga, sân đỗ và xây dựng thêm đường lăn…

Cần 19.000 tỷ đồng để 'giải cứu' sân bay Tân Sơn Nhất

Cần 19.000 tỷ đồng để 'giải cứu' sân bay Tân Sơn Nhất

Để “giải cứu” sân bay Tân Sơn Nhất khỏi tình trạng quá tải sẽ cần tới hơn 19.000 tỷ đồng để nâng công suất nhà ga, sân đỗ và xây dựng thêm đường lăn.

Dự án 1400 tỷ đồng “giải cứu” kẹt xe cửa ngõ Tân Sơn Nhất

Dự án 1400 tỷ đồng “giải cứu” kẹt xe cửa ngõ Tân Sơn Nhất

Đường song hành với Cộng Hòa có mức đầu tư hơn 1400 tỷ đồng là một trong 6 dự án được Sở GTVT TP HCM đề xuất ưu tiên đầu tư trong năm 2017 để kéo giảm kẹt xe cho sân bay Tân Sơn Nhất.

Vũ Điệp