Do chưa đáp ứng đủ yêu cầu kỹ thuật khi vận hành, tàu biển bị lưu giữ gồm tàu Sao Mai 36, PVT Aroma, Viễn Đông 3.

Tàu Sao Mai 36 thuộc công ty TNHH vận tải biển Sao Mai bị lưu giữ tại cảng Qinzhao (Trung Quốc) do mắc phải 12 khiếm khuyết như phao cứu sinh không được chứng nhận và không có đèn, hải đồ cho chuyến đi không đầy đủ và không được cập nhật, bình cứu hỏa không được kiểm tra và bảo dưỡng…

{keywords}
Các tàu Việt Nam bị lưu giữ sẽ phải đậu lại cảng nước sở tại để sửa chữa, thay thế trang thiết bị

Tàu PVT Aroma thuộc công ty cổ phần vận tải dầu khí Hà Nội bị lưu giữ tại cảng Hạ Môn (Trung Quốc) do kế hoạch hành trình từ cảng Hồng Kông tới cảng Hạ Môn không có thông tin vị trí tàu và phương thức định vị, hệ thống báo động mức dầu thấp của máy lái bị trục trặc, đường ống cứu hỏa chính bị rò nước.

Tàu Viễn Đông 3 của công ty CP vận tải và thuê tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại cảng biển Aichi, Nhật Bản do không có hải đồ chi tiết của cảng, kế hoạch chạy tàu không an toàn…

Đại diện Cục Hàng hải VN cho biết, các tàu bị lưu giữ sẽ phải đậu lại cảng nước sở tại để sửa chữa, thay thế trang thiết bị. Cơ quan cảng biển nước lưu giữ sẽ kiểm tra, khi đạt yêu cầu mới cho rời cảng.

Cục Hàng hải VN lưu ý, nếu tỷ lệ tàu VN bị bắt giữ tại nước ngoài tăng cao, đội tàu VN sẽ rơi vào “danh sách đen” của Tokyo MOU (tổ chức hợp tác kiểm tra nhà nước cảng biển khu vực châu Á - Thái Bình Dương). Khi đó, đội tàu của VN sẽ thường xuyên bị kiểm tra ngặt nghèo, khả năng bị lưu giữ cao, ảnh hưởng tới lịch vận tải và hàng hóa, chủ tàu sẽ đối mặt với nguy cơ bị chủ hàng phạt nặng, gây tốn kém thời gian, kinh phí bảo lãnh.

Khách ở TP.HCM đi Thanh Hoá lên nhầm chuyến bay đi Đà Nẵng

Khách ở TP.HCM đi Thanh Hoá lên nhầm chuyến bay đi Đà Nẵng

 Nam hành khách N.V.L từ sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến lên chuyến bay VN1274 từ TP.HCM về Thanh Hoá đã lên nhầm chuyến bay VN120 tới Đà Nẵng.  

Vũ Điệp