Trường công hay trường tư thục?

{keywords}
Trường ĐH Đại Nam nhận Bằng khen của Thủ tướng chính phủ trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập trường (14/7/2017).

Đã từ lâu, quan niệm trường công, trường tư đã không còn nặng nề trong suy nghĩ và nhận thức của nhiều người dân khu vực phía Nam. Điều họ quan tâm là chọn được trường ĐH có ngành học phù hợp; chất lượng đào tạo thực chất, phù hợp với năng lực của bản thân; trường nào có chất lượng đào tạo, ra trường có việc làm đảm bảo; học phí tương xứng với những gì được nhận…

{keywords}
Đã qua rồi cái thời coi trường công lập là lựa chọn hàng đầu.

Tại miền Bắc, khi các trường ĐH tư thục chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, thay đổi chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, người dân cũng dần thay đổi quan niệm và có cái nhìn đúng đắn, công bằng hơn với các trường tư thục.

Trong quá trình lựa chọn trường ĐH, nhiều thí sinh lo lắng học trường tư không được học các thầy cô giỏi như ở trường công. Khảo sát tại những trường ĐH ngoài công lập như:  ĐH Đại Nam, ĐH FPT, ĐH Thăng Long… các trường đều có số lượng giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng chọn lọc, được mời từ các trường công Top đầu như: ĐH Dược Hà Nội; ĐH Ngoại thương; ĐH Kinh tế quốc dân; ĐH QGHN…

Đặc biệt đào tạo ngoại ngữ ở các trường tư thục là một thế mạnh, sinh viên được học chương trình hiện đại với giảng viên bản ngữ.

{keywords}
ĐH Đại Nam liên tục đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo.

Chưa kể các trường tư hiện nay có rất nhiều chính sách thu hút nhân tài nên 100% đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường được chọn lựa kĩ càng và thấm nhuần tinh thần coi sinh viên là khách hàng để phục vụ đào tạo.

Điều đáng nói, các cơ quan, doanh nghiệp hiện nay không còn quan trọng bằng trường công hay trường tư. Với họ, bằng cấp chỉ là giấy thông hành để bạn được vào phỏng vấn xin việc. Nếu bạn làm việc được, tấm bằng ấy có giá trị. Ngược lại, bạn không làm được việc, tấm bằng ấy vô nghĩa.

Chương trình và chất lượng đào tạo

{keywords}
SV CNTT ĐH Đại Nam được học và thực hành tại phòng Lab hiện đại.

Nhiều doanh nghiệp cho biết phải đào tạo lại cử nhân mới làm được việc. Điều này phản ánh chất lượng giáo dục ĐH có vấn đề ở cả hệ thống giáo dục ĐH công - tư. Tuy nhiên, do yêu cầu bắt buộc của sự cạnh tranh, nhiều trường ĐH tư thục đã thành công trong việc tạo ra sự “khác biệt” về chất lượng đào tạo.

Có thể kể đến như ĐH Đại Nam, sau chưa đầy 1 năm, để đào tạo sinh viên ngành Du lịch, trường đã tiếp quản và vận hành được 3 khách sạn thực hành lớn (3 sao ở Hà Nội, 4 sao ở Bắc Ninh và 5 sao ở Đà Nẵng) để vừa kinh doanh du lịch, vừa làm cơ sở thực hành cho SV; SV Điều dưỡng được sang Nhật thực tập miễn phí; SV Dược được học thực hành tại khu thực hành Dược tách biệt với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại… đặc biệt, ĐH Đại Nam là một trong số ít trường ĐH đưa kỹ năng mềm vào đào tạo chính khóa và là trường ĐH đầu tiên ở miền Bắc áp dụng chuẩn đầu ra TOEIC từ 450 điểm.

Cứ học trường công là học phí… rẻ?

Một yếu tố cần cân nhắc nhiều khi quyết định chọn học trường công hay tư đó chính là học phí.

{keywords}
SV ĐH Đại Nam học tiếng Anh với giảng viên bản ngữ.

Thay vì chọn các trường có học phí cao, các thí sinh có thể chọn các trường có học phí phù hợp mà vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo tốt.

Ví dụ như ĐH Đại Nam, học phí phù hợp với mặt bằng chung dao động từ 12-24 triệu đồng/năm tùy ngành học, thấp hơn một số trường khác. Đặc biệt, học phí của ĐH Đại Nam cam kết được niêm yết công khai và cam kết không tăng học phí cho đến khi ra trường.

(Nguồn ĐH Đại Nam)