Mang trái vải từ vườn ra phố

{keywords}
 Công nghệ đã tạo cơ hội cho vải thiều Bắc Giang dễ dàng đến tay người tiêu dùng trong mùa dịch

Diễn biến phức tạp của Covid-19 đã gây không ít xáo trộn cho việc tiêu thụ hàng trăm nghìn tấn vải chính vụ tại Bắc Giang. Trong thời điểm khó khăn, nhiều hoạt động chung tay kết nối nông sản, tiêu thụ vải thiều diễn ra, nổi bật trong đó là việc “bắt tay” cùng các nền tảng công nghệ. Nhờ cải tiến trong phương thức phân phối, tính đến ngày 26/6, 192.000 tấn vải đã được tiêu thụ, trong đó 5.700 tấn bán được thông qua các sàn điện tử, ứng dụng đi siêu thị hộ.

Không còn phải tìm đến chợ, siêu thị, mà ngay giai đoạn đầu chính vụ (đầu tháng 6), người tiêu dùng tại các thành phố lớn đã có thể “hái vải” thông qua vài cú chạm trên chiến điện thoại thông minh. Vải thiều chuẩn xuất khẩu chiếm trọn những kệ hàng ưu tiên trên các sàn thương mại điện tử hay các nền tảng công nghệ như Grab qua dự án GrabConnect.

Tiêu thụ nhanh chóng

Anh Nguyễn Cường Hòa - quản lý cửa hàng Lavita Fruits (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: “Năm nay, mặc dù dịch bệnh nhưng quá trình thu mua và tiêu thụ vải vẫn được kết nối thông suốt. Là đối tác cửa hàng trên GrabMart, cửa hàng tiếp cận được nguồn vải thiều chính vụ và tệp khách hàng mới. Đặc biệt, qua chương trình “Kết nối vải thiều Lục Ngạn” của GrabConnect, chúng tôi cũng muốn chung tay hỗ trợ người nông dân, nhất là bà con tại các khu vực tâm dịch tiêu thụ nông sản”.

{keywords}
Quá trình mang trái vải từ vườn đến tay người tiêu dùng trở nên tiện lợi nhờ ứng dụng công nghệ

Nhờ thu mua trực tiếp từ vườn nên các trái vải được bán với mức giá hợp lý, chất lượng tươi ngọt, màu vải đẹp rất thuận ý người tiêu dùng. Nhờ đó, anh Hòa đã nhanh chóng bán hết hơn 1 tấn vải thiều trên GrabMart và tại cửa hàng chỉ trong vài ngày. Anh cho hay, việc mua bán cũng dễ dàng vì khi đưa vải lên GrabMart, cửa hàng chỉ cần chuẩn bị hàng đúng số lượng, cân nặng theo yêu cầu của người dùng, toàn bộ quy trình vận chuyển, giao nhận đã có các đối tác tài xế phụ trách.

Ở góc độ người tiêu dùng, chị Thanh Hương (Hóc Môn, TP.HCM) chia sẻ, năm nay gia đình chị đã mua tổng cộng 15kg vải thiều qua ứng dụng GrabMart. Chị đánh giá: “Khi vải được tài xế giao đến tận nhà, mình rất bất ngờ vì không chỉ tốc độ nhanh, mà vải còn rất tươi ngon, mọng nước như vừa hái. Sản phẩm cũng được bảo quản lạnh trong thùng xốp, đóng gói kỹ lưỡng, đảm bảo được chất lượng”. Chị Hương hy vọng, sắp tới, không chỉ vải thiều, mà nhiều nông sản hay đặc sản địa phương cũng sẽ được “số hóa” để việc mua sắm, tiêu dùng trong mùa dịch trở nên dễ dàng và an toàn hơn.

Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) nhận định, việc kết nối, tiêu thụ nông sản trên nền tảng số là một trong những giải pháp hiệu quả bên cạnh kênh phân phối truyền thống, giúp người trồng vải mở rộng thị trường tiêu thụ.

Đại diện Grab Việt Nam cho biết, tiếp sau vải thiều Lục Ngạn, Grab có kế hoạch làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số ban, ngành, địa phương hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ nông sản, nhất là khi một số nông sản chính ở miền Bắc, Nam Trung Bộ đang vào mùa. Ngoài việc đẩy mạnh tiêu thụ qua kênh tiêu dùng nông sản sẽ còn được tiếp cận hệ sinh thái Grab với mạng lưới đối tác rộng khắp cả nước gồm: nhà hàng, quán ăn, cửa hàng thực phẩm, chủ shop online, siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ, chợ truyền thống…

Ngọc Minh