Smartphone trở thành “đồ nghề" không thể thiếu

Gắn bó với nghề thợ điện từ những ngày đầu rời Thanh Hoá lên Hà Nội, chưa bao giờ anh Viên nghĩ mình sẽ rời những chiếc cờ lê, mỏ lết để ra phố kiếm sống bằng công việc tài xế cùng với… chiếc điện thoại.

Anh Viên chia sẻ, nhiều lần được anh em, đồng nghiệp khuyến khích đăng ký chạy xe công nghệ nhưng anh đều “cười trừ cho qua”. Cho đến khi tình cờ đọc được tin tức về Đội cứu hộ Grab 247 chuyên giúp đỡ người bị nạn tại Hưng Yên, anh Viên mới thay đổi suy nghĩ về công việc này.

“Mấy hôm liền anh cứ nghĩ mãi. Sao có những người tử tế quá, họ quên luôn gánh nặng mưu sinh để giúp đỡ người gặp nạn. Rồi sau đó mấy ngày, anh xách xe lên văn phòng Grab đăng ký làm đối tác tài xế luôn”, anh Viên nhớ lại.

{keywords}
  Nghề cầm lái của anh Viên bắt đầu bằng một khoảnh khắc tình cờ

Chính quyết định ngày hôm ấy đã mở ra cho anh những cơ hội, trải nghiệm mới, khác xa với công việc thợ điện trước đó. “Từ người không biết dùng smartphone, vậy mà bây giờ có chiếc smartphone trong tay, việc tìm khách, liên lạc với khách, thậm chí dò đường, hay xem bản đồ đối với tôi đều vô cùng đơn giản. Ngoài con xe ô tô ra thì chiếc điện thoại cũng trở thành “đồ nghề" của mình luôn”, anh Viên hào hứng kể.

“Cái khác nhất anh thấy khi trở thành một tài xế so với nghề thợ điện, là giờ đây cuộc sống của mình gắn liền với công nghệ. Chưa bao giờ anh dám nghĩ là bản thân sẽ làm việc, hay kiếm sống bằng chiếc smartphone cùng chiếc xe 7 chỗ. Nhưng hoá ra, nhờ công việc này, anh có thể trang trải, ổn định cuộc sống, chăm lo cho gia đình tốt hơn”, anh chia sẻ thêm.

{keywords}
Những chuyến xe giúp anh Viên đến gần hơn với công nghệ

“Nghề gì cũng phải học"

Tương tự anh Ngọc Viên, với anh Nguyễn Tiến Trọng (Hà Nội), việc trở thành tài xế công nghệ đã mở ra cho anh hành trình để vươn lên, lan tỏa những điều tử tế trong cuộc sống.

Trước khi “bén duyên” với nghề chạy xe, anh Trọng từng là quản lý nhà hàng ở Hà Nội. Nhưng vì kinh doanh khó khăn, cộng với những áp lực trong cuộc sống của một ông bố đơn thân, anh quyết định “đóng quán” và đăng ký làm tài xế công nghệ. “Lúc đăng ký chạy Grab thì mình nghĩ cứ bật app rồi chạy thôi. Nhưng sau đó mới biết, làm tài xế công nghệ cũng như bao công việc khác, nghề nào cũng phải học", anh Trọng bày tỏ.

Anh chia sẻ, thời gian đầu dùng smartphone chưa quen, anh phải đăng ký các lớp tập huấn của Grab để học cách sử dụng app. Ngoài những thao tác cơ bản, anh còn được trang bị kỹ năng về giao tiếp, quy tắc ứng xử, luật lệ khi tham gia giao thông. “Nhờ vậy mà mình nắm bắt công việc nhanh hơn, chạy xe vì thế đơn giản hơn. Biết công nghệ tiện thế này, mình đã đăng ký chạy Grab từ sớm”, anh Trọng chia sẻ.

{keywords}
 Anh Trọng tự hào khi trở thành một tài xế công nghệ

Không dừng lại là công việc sinh kế, tài xế công nghệ còn đến những “cái duyên", như anh Trọng vẫn thường hay gọi vui là “những khoản thù lao đặc biệt": là chuyến xe thú vị với người hành khách lạ mặt, mà nhờ lời động viên của họ anh thấy yêu đời hơn; là cuộc gặp gỡ với những người đồng đội, sẵn sàng gác lại lợi ích cá nhân để giúp đỡ người bị nạn…

Anh cho hay: “Nhờ chạy xe, biết thêm nhiều người nên mình nhận ra cuộc sống này còn nhiều điều tốt đẹp, tuy nhỏ bé nhưng rất tình nghĩa. Có những hôm mưa lớn chở khách xong, chỉ cần nhận được một câu cảm ơn chân thành thôi cũng đủ để mình vui cả ngày rồi”.

{keywords}
 "Bây giờ nếu được chọn lại, anh vẫn sẽ là tài xế công nghệ”, anh Trọng tâm sự

Hành trình 7 năm của Grab tại Việt Nam đã chứng kiến nhiều “bước ngoặt” trong cuộc sống của các đối tác tài xế công nghệ như anh Viên và anh Trọng. Nhiều người trong họ nhờ công nghệ mà tìm thấy “chỗ dựa” ổn định trong đời. Hành trình của Grab vẫn sẽ tiếp tục với những câu chuyện mới. Trên hành trình ấy rồi sẽ có thêm những anh thợ điện, thợ nề, cô bán tạp hoá, chú bán trái cây... tìm thấy con đường mới cho riêng mình bằng chính chiếc điện thoại đang cầm trên tay”.

Ngọc Minh